Đối với trẻ nhỏ, thế giới chính là một điều kỳ diệu. Bản chất của trẻ là hiếm khi “buồn chán”, trừ khi cha mẹ vô tình dạy con phụ thuộc vào những trò mua vui của người lớn.
Để giúp con phát triển sức mạnh cảm xúc cần có để có thể tự chơi một mình, bạn cần phải vạch rõ ranh giới giữa việc giúp đỡ và kè kè bên cạnh. Hãy tạo môi trường mà con có nhiều cơ hội để khám phá và thử nghiệm một cách an toàn ở gia đình, đồng thời, tránh để không sa ngã vào vai trò “Giám đốc Công ty Tiêu Khiển”. Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp con chơi tự lập theo từng độ tuổi.
1. Mới sinh đến 6 tuần tuổi
Ở độ tuổi còn rất nhỏ này, ăn và ngủ là tất cả những gì con có thể xử lý được. Khi cho con ăn, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với con, giúp con tỉnh táo. Cố gắng giữ cho con thức 15 phút sau khi ăn xong, để con học cách tách rời giữa thời gian ăn và ngủ. Đừng lo lắng nếu con ngủ gật. Một số em bé lúc đầu chỉ có thể thức được 5 phút, nhưng sau dần rồi con cũng có thể kéo dài được, về chơi, trẻ chủ yếu muốn nhìn thấy khuôn mặt mẹ và những người khác. Một hoạt động “lớn” có thể là đi thăm bà, hoặc chỉ đơn giản là bạn bế con đi khắp nhà và chỉ cho con biết các vật dụng trong nhà và ngoài trời. Hãy để dành hoạt động đọc sách cho sau này, thay vào đó, hãy đặt con ở gần cửa sổ, để con có thể nhìn ra ngoài, hoặc đặt con vào cũi để nhìn đồ chơi chuyển động.
2. 3 đến 6 tháng
Nếu bạn không chơi liên tục hay can thiệp quá sâu vào các hoạt động của con thì lúc này con bạn có thể thức khoảng 1 tiếng 20 phút (kể cả thời gian ăn). Con có thể chơi một mình khoảng 15 hoặc 20 phút, sau đó con sẽ bắt đầu cáu kỉnh. Lúc này là lúc con đã mệt và sắp đến ngưỡng cần được đi ngủ, thế nên, cách tốt nhất là để cho con được thư giãn trong cũi. Nếu đến tuổi này mà con không thể chơi một mình được, có nghĩa là bạn đã hình thành cách nuôi dạy con kiểu ngẫu hứng, khiến con phụ thuộc vào sự kích thích giải trí từ người khác. Điều này không chỉ khiến bạn mất tự do, mà còn đánh cắp sự độc lập của con bạn, và cuối cùng có thể khiến con cảm thấy bất an khi không có ai ở bên.
4. 6 đến 9 tháng
Con bạn lúc này đã có thể thức khoảng 2 tiếng, kể cả thời gian ăn. Con có thể chơi một mình khoảng 30 phút hoặc hơn thế, nhưng phải nhớ thay đổi tư thế của con – chẳng hạn, từ đặt ngồi ở ghế dành cho trẻ sơ sinh, sang đặt nằm ngửa dưới đồ chơi chuyển động trong cũi. Khi con có thể ngồi được, hãy đặt con vào ghế tập đứng.
5. 9 đến 12 tháng
Trẻ lúc này đã rất độc lập, có thể chơi một mình ngoan ngoãn trong ít nhất 45 phút, và con có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn. Khả năng học hỏi của con đã tiến bộ vượt bậc. Càng chơi độc lập bao nhiêu, con bạn càng dễ tự chủ hơn và tin tưởng rằng bạn luôn ở bên cạnh, và nếu không nhìn thấy mẹ, thì ít nhất con cũng biết mẹ sẽ quay trở lại. Ở tuổi này, trẻ chưa có khái niệm về thời gian, nên khi đã cảm thấy an tâm thì dù bạn có đi 5 phút hay 5 tiếng cũng như nhau.
Nếu con bạn đã được 1 tuổi và vẫn không thể tự chơi, hãy cho con tham gia vào một nhóm chơi nhỏ. Đã đến lúc bạn bắt đầu dọn dẹp đồ chơi sơ sinh. Trẻ không thích chơi với những món đồ chơi mà chúng đã thành thạo, quen thuộc rồi. Một em bé chán đồ chơi sẽ dễ dàng phụ thuộc vào người lớn để mua vui và pha trò. Nếu con bạn vẫn chưa hết giai đoạn lo sợ xa cách, hãy từ từ lùi lại và thực hiện từng bước một để giúp con độc lập hơn.
Cũng cần phải nhớ rằng chơi đùa là một việc nghiêm túc đối với trẻ. Tình cảm lành mạnh là hạt mầm để nuôi dưỡng khả năng học hỏi. Chúng được gieo trồng từ lúc sơ sinh và khi bạn tăng dần thời gian chơi tự lập của con, có nghĩa là bạn đang mài giũa các kỹ năng cảm xúc của con – khả năng tự chơi đùa, khám phá mà không sợ hãi thử nghiệm. Thông qua chơi đùa, trẻ mới học được về nguyên nhân và kết quả.Trẻ cũng học được cách học: chấp nhận cảm giác khó chịu của việc không thể bắt cái gì làm theo ý mình từ ngay lần đầu tiên, kiên nhẫn và làm đi làm lại một nhiệm vụ nào đó. Nếu bạn khuyến khích con và lùi lại, quan sát con nhận thức thế giới, con sẽ trở thành một nhà thám hiểm và một nhà khoa học tí hơn, một đứa trẻ có thể tự chơi một mình và không bao giờ nói với bạn rằng “con chán”.
Ngoài việc giáo dục con, mẹ cũng đừng quên việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhé. Có thể tham khảo tại đây một số loại sữa tốt cho sự phát triển của bé.