Đầu thai kỳ là khoảng thời gian cực kỳ nhạy cảm đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Đây là lúc cơ thể và tâm lý mẹ bầu chưa kịp thích nghi với việc mang thai đồng thời bào thai vẫn còn rất yếu ớt. Vậy vào thời điểm này, loại sữa nào tốt cho bà bầu để có thể chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé?
Nguyên tắc cơ bản trong ăn uống giai đoạn đầu mang thai
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, phôi thai phát triển tương đối chậm, nhau thai và các cơ quan có liên quan của cơ thể mẹ biến đổi không rõ rệt, do đó nhu cầu dinh dưỡng là ít hớn so với thời kỳ giữa và cuối thai kỳ. Nhưng phần lớn thai phụ giai đoạn này đều có hiện tượng thai nghén như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…, khiến việc hấp thụ dinh dưỡng giảm, đặc biệt đây cũng là giai đoạn phân hóa các tế bào phôi thai và hình thành hệ thống cơ quan chính, là giai đoạn quan trọng để thai nhi phát triển, do đó không được xem nhẹ vấn đề dinh dưỡng giai đoạn này, mà cần ăn uống hợp lý, đầy đủ.
1. Bữa sáng. Nhất định phải ăn, yêu cầu đơn giản nhưng phong phú.
2. Bữa trưa. Chú ý dinh dưỡng cân bằng, ngoài cơm, thịt, cá, cần ăn nhiều rau quả.
3. Bữa tối. Án bổ sung thêm nhiều rau để tăng cường chất xơ.
4. Bữa đêm. Sau khi ăn cơm tối xong, trước khi đi ngủ uống thêm 1 cốc sữa.
Kèm theo đó nên có thêm các loại sữa bầu vào 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và tối mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ.
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của thai phụ giai đoạn đầu thai kỳ:
Lương thực chính: Gạo, mỳ: 200 – 250g
Lương thực phụ: Khoai, ngô, đậu: 25 – 50g
Trứng: Trứng gà, trứng vịt: 50g Sữa: 200ml
Thực phẩm động vật: Thịt gia súc, gia cầm, lòng gan tim cật, thủy sản: 100 – 150g
Rau: 200 – 400g: rau xanh nên chiếm 2/3.
Quả: 50 – 100g Dầu thực vật: 15 – 20g.
Cách giảm nhẹ triệu chứng nghén
Ốm nghén tuy chỉ là một phản ứng sinh lý, không phải là bệnh tật, nhưng nó gây khó chịu, mệt mỏi. Dưới đây là mấy phương pháp làm giảm nhẹ triệu chứng nghén.
1. Chú ý nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tránh mệt mỏi.
2. Giữ không khí luôn trong lành, mát mẻ, tránh khói dầu, mùi xăng, khói thuốc, mùi thức ăn…
3. Giữ tâm trạng luôn vui vẻ.
4. Ăn ít, chia làm nhiều bữa.
5. Tránh để bụng đói, ăn đồ lạnh. Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
6. Thực phẩm phải tươi sạch, an toàn. Thức ăn không được mặn, nhiều dầu mỡ, chất béo.
7. Không nên ép bản thân ăn những món ăn không thích.
8. Bổ sung nước phòng mất nước, uống nhiều sữa, nước tăng lực, chuối, hoa quả, nước hoa quả, đồ ăn lỏng.
9. Tránh táo bón. Nên uống nhiều nước và ăn rau quả nhiều chất xơ.
Sữa nào tốt cho bà bầu ở đầu thai kỳ?
Vào thời điểm đầu thai kỳ, loại sữa tốt cho bà bầu là loại sữa có thể cung cấp đủ năng lượng để cơ thể mẹ có thể khỏe mạnh mang thai. Đồng thời, sữa phải cung cấp được các hoạt chất cần thiết cho thai kỳ như: Acid Folic, Sắt, Canxi,…để hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Một yếu tố quan trọng khác để mẹ bầu chịu uống các loại sữa tốt cho bà bầu đó là hương vị, mẹ bầu cần lựa chọn loại sữa bà bầu nào tốt và có hương vị thơm ngon để nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Vậy loại sữa nào tốt cho bà bầu?
Sữa tươi: Sữa tươi là loại thực phẩm khá quen thuộc đối với nhiều người. Đối với một số mẹ bầu, việc uống sữa tươi trong thai kỳ cũng giúp cung cấp một lượng lớn canxi cho mẹ bầu và thai nhi. Sữa tươi có ưu điểm là có hương vị quen thuộc với mẹ bầu từ trước khi mang thai nên mẹ bầu dễ tiếp nhận. Hơn thế nữa, với đa dạng sự lựa chọn như sữa có đường, sữa không đường, sữa tách béo, sữa tách kem,…mẹ bầu có thể sử dụng tùy theo mục đích của bản thân. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chọn đúng loại sữa tươi đã qua tiệt trùng để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể và thai nhi khỏi các vi khuẩn. Một khuyết điểm khác, sữa tươi chỉ phù hợp với các mẹ bầu đã có được đầy đủ dinh dưỡng thực phẩm cho bà bầu vì sữa tươi không cung cấp được hết các chất cần thiết cho thai kỳ.
Sữa cho bà bầu: Sữa cho bà bầu là sản phẩm được đặc chế riêng theo nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu. Các loại sữa cho bà bầu hiện nay có công thức giúp chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu. Mục tiêu cơ bản nhất của các loại sữa dành cho bà bầu là cung cấp năng lượng để mẹ bầu có đủ sức khỏe để mang thai. Kế tiếp, sữa bầu là sữa có công thức được bổ sung thêm những chất dinh dưỡng để mẹ bầu và thai nhi có đủ các dưỡng chất để phát triển. Hơn thế nữa, sữa bà bầu là thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân bằng nhất cho mẹ bầu. Sử dụng sữa bà bầu thay cho bữa ăn nhẹ để cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi mỗi ngày.
Sữa có nguồn gốc thực vật: Đây là loại sữa cho bà bầu có xu hướng ăn chay hoặc bị mắc hội chứng dị ứng đường sữa. Các loại sữa có nguồn gốc thực vật có ưu điểm là độ thanh mát, giàu chất xơ và các vitamin trong thực vật. Đồng thời, chất béo từ thực vật cũng giúp bà bầu đảm bảo dinh dưỡng mà không lo lắng về tăng cân. Một ưu điểm khác đó là sữa hạt có thể tự chế biến được tại nhà, mẹ có thể điều chỉnh hoặc phối trộn tùy theo khẩu vị của bản thân. Tuy nhiên, các loại sữa này có thể không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ một cách cân bằng. Hơn thế nữa, việc tự chế biến sữa tại nhà cần sự cẩn thận để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mẹ bầu. Hơn thế nữa, việc nấu sữa sẽ vất vả hơn khi bụng của mẹ to hơn vào những tháng sau của thai kỳ.
Trên đầy là những lời khuyên về dinh dưỡng và sữa nào tốt cho bà bầu mới vừa vào thai kỳ. Mong rằng những lời khuyên trên sẽ giúp mẹ có được một thai kỳ thoải mái và khỏe mạnh.
Sữa bà bầu nào tốt và phù hợp nhất với cơ thể mẹ bầu nhất? Mẹ hãy tìm hiểu tại đây.