Ọc sữa là những triệu chứng hết sức bình thường ở trẻ, nhưng ọc sữa do virus Rota gây ra thì ba mẹ nên cân nhắc và có thể sẽ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Vậy virus Rota là gì và cách điều trị bệnh do virus này gây ra như thế nào? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé
Virus Rota là gì?
Có một loại virus chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi bị nhiễm virus này, ban đầu trẻ có các triệu chứng nhẹ về hô hấp, ngay sau đó là nôn trớ sữa và tiêu chảy cấp tính, dẫn đến mất nước. Vì khi quan sát dưới kính hiển vi, loại virus này rất giống hình bánh xe.
Virus Rota có thể tấn công con người ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường gây ảnh hưởng đến trẻ dưới 6 tuổi, trong đó nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Tuổi càng nhỏ, triệu chứng càng nặng. Đặc trưng nhất là đi ngoài ra nước cấp tính, vì vậy, trẻ rất dễ bị mất nước.
Trẻ bị tiêu chảy do virus Rota thời kỳ đầu, bố mẹ cần kịp thời bổ sung một lượng chất lỏng có chứa chất điện giải nhất định, ví dụ cho uống Oresol. Sau đó, vì hiện tượng không dung nạp Lactose, có thể kiên trì dùng sữa mẹ và bổ sung men Lactase hoặc lựa chọn loại sữa công thức không chứa Lactose. Probiotic cũng có những tác dụng nhất định trong việc rút ngắn thời gian bị bệnh.
Khi trẻ tiêu chảy, có thể lấy mẫu phân xét nghiệm kháng nguyên virus Rota trực tiếp, vì lính chuẩn xác của phương pháp này tương đối cao. Vì virus Rota lại chia ra mấy loại, nên về mặt lý thuyết, một người có thể nhiễm virus Rota nhiều lần, nhưng trên thực tế có rất ít trẻ nhỏ bị nhiễm loại virus này hai lần
Có nên dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm virus Rota
Một số cha mẹ vừa nghe con mình bị tiêu chảy mùa đông hoặc viêm dạ dày ruột do virus Rota thì nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh cho con. Sự thực là, viêm dạ dày ruột do virus Rota là bệnh nhiễm virus điển hình, về lý thuyết là không cần sử dụng kháng sinh.
Virus Rota tấn công niêm mạc ruột non, gây tổn thương niêm mạc ruột. Vì vậy, ngoài việc dương tính với kháng nguyên virus Rota, kết quả xét nghiệm phân thường quy còn phát hiện một lượng nhỏ bạch cầu và hồng cầu (<10/vi trường), nên đừng vì một lượng nhỏ bạch cầu và hồng cầu trong phân mà dùng kháng sinh, tránh tình trạng đã tiêu chảy vì nhiễm virus Rota, lại xuất hiện thêm tiêu chảy do kháng sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh.
Suy nghĩ và cách làm của cha mẹ bé cực kỳ tiêu biểu, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn và một số vi sinh vật đặc thù, mà không hề có tác dụng với virus. Một lượng lớn kháng sinh được dùng liên tục sẽ đi thẳng vào ruột của trẻ, phá hoại hệ vi sinh vật có ích trong ruột, làm tổn thương đến tính hoàn chỉnh của lớp lá chắn đường ruột.
Cách chăm sóc khi trẻ tiêu chảy do virus Rota
Trước mắt, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào trị được chứng tiêu chảy do virus Rota, vì vậy, trong quá trình trẻ bị bệnh, cần chú ý những điểm sau:
– Sử dụng Probiotic
– Cho trẻ uống đủ nước
– Bổ sung men Lactase cho trẻ bú mẹ, đỗi sang sữa công thức không chứa Lactose cho trẻ uống sữa công thức.
– Bổ sung hợp lý chất điện giải và đường, tốt nhất là cho uống Oresol
Khi bị viêm dạ dày ruột do virus Rota, giai đoạn đầu, trẻ bị nôn, nên việc bổ sung chất lỏng tương đối khó khăn. Đầu tiên, cha mẹ cố gắng giữ cho trẻ ở trạng thái yên lặng, vì như vậy có thể giảm thiểu số lần nôn. Bên cạnh đó, khiến trẻ đại tiện cũng là một cách hữu hiệu để giảm nôn trớ ở trẻ. Có thể thải bớt độc tố trong ruột và dạ dày sớm chừng nào thì có lợi cho việc hồi phục của trẻ sớm chừng đó.
Ngoài ra, trong thời gian nhiễm virus Rota, vì dạ dày ruột tổn thương cấp tính, nên việc ăn uống của trẻ rất khó khăn. Đầu tiên, phải đảm bảo lượng chất lỏng bổ sung cho trẻ (uống hoặc truyền tĩnh mạch), sau đó là đảm bảo dinh dưỡng. Trong thời kỳ viêm ruột, một lượng men Lactase có trong niêm mạc ruột non bị tổn thất dẫn đến hiện tượng trẻ không hấp thu Lactose, xuất hiện thêm chứng tiêu chảy do không dung nạp Lactose. Vì vậy, ngoài việc duy trì một lượng sữa mẹ thích hợp, các cha mẹ cũng nên lựa chọn một loại sữa công thức không chứa Lactose để cung cấp dinh dưỡng cho con mình.
Chu kỳ của chứng viêm dạ dày ruột do virus Rota thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Một số trẻ có thời gian mắc bệnh dài hơn, thì phải xem xét đến nguyên nhân do trẻ không dung nạp I .actose trong thời kỳ sau. Hơn nữa, sau khi nhiễm virus Rota từ 2 – 4 tuần, trẻ vẫn có thể gặp vấn đề không dung nạp Lactose ở các cấp độ khác nhau. Cha mẹ nên đổi sữa công thức đang dùng sang loại sữa công thức không chứa Lactose. Trẻ bú mẹ không cần đặc biệt chú ý vấn đề này, nhưng nếu tình trạng tiêu chảy vẫn nghiêm trọng, thì ngoài việc kiên trì cho bú mẹ cần bổ sung thêm Lactase.
Trước mắt, chưa có loại thuốc đặc hiệu để trị tiêu chảy do virus Rota, nên khi chăm sóc cho trẻ cần chú ý những điểm sau:
1. Cung cấp đủ nước;
2. Bổ sung hợp lý chất điện giải và đường, tốt nhất là dùng Oresol;
3. Sử dụng Probiotic;
4. Đổi sữa công thức đang dùng sang sữa công thức không chứa Lactose, nếu trẻ bú mẹ thì dùng thêm men Lactase.
Hi vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích cho ba mẹ trong cách chăm sóc trẻ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây những biểu hiện ọc sữa do các nguyên nhân khác gây ra.