Trẻ trên 1 tuổi là thời điểm thích hợp để bạn kích thích IQ cho trẻ qua những hoạt động thông thường như nghe nhạc, tạo sự chú ý để trẻ quan sát và tò mò. Khơi gợi trí tuệ tiềm năng của bé vào giai đoạn sớm là điều cần thiết cho tương lai của trẻ sau này.
Cho trẻ nghe nhạc nhiều
Biểu hiện các khả năng của trẻ ở thời kỳ sớm, khả năng âm nhạc là nổi bật nhất, xuất hiện sớm nhất. Trẻ một tuổi nghe tiếng nhạc thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ. nét mặt lộ nét vui mừng, lắng nghe nhập thần, có khi còn biết múa chân múa tay. Trong giai đoạn này cho trẻ nghe những ca khúc dịu dàng, đẹp, sống động, hun đúc cái đẹp, hưởng thụ cái đẹp sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cơ thể, có lợi cho sức khoẻ.
Khi bé có thể ngồi, mẹ có thể để bé ngồi trước đầu gối, giữ chặt 2 tay, lắc lư theo điệu nhạc trong tiếng nhạc. Khi trẻ biết dựa để đứng lên và đi, cha mẹ nên bật cho trẻ nghe những bài hát có tiết tấu nhanh, vui nhộn, chúng sẽ biểu hiện tinh thần kích động, muốn biểu diễn, thậm chí nhảy lên. Điều này có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với trí tưởng tượng phong phú, sự mô phỏng và tính cách chủ động, vui vẻ hoạt bát của trẻ.
Rèn luyện sức chú ý và uan sát của trẻ
Phạm vi chú ý của trẻ hẹp, thời gian ngắn, đơn nhất. Chúng chỉ có thể tập trung sức lực vào những đồ mà bản thân cần thiết và có hứng. Quan sát sự vật với tốc độ chậm, phạm vi nhỏ hẹp, khả năng phân biệt thấp, không toàn diện và nông cạn.
Do đó, nên dùng hình tượng sống động, đồ vật tươi sáng và ngôn ngữ sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ, không ngừng mở rộng phạm vi chú ý của chúng. Trên cơ sở chú ý chúng mới biết quan sát, ví dụ có trẻ chỉ hứng thú với mèo và chó, thu hút sự chú ý của trẻ cao nhất, thì có thể dùng những động vật tương tự như: ngựa, hổ để thu hút trẻ.
Ngoài ra, một số trẻ chỉ có hứng thú với ô tô thì có thể dùng máy bay hoặc những đồ chơi điện tử để thu hút. Lợi dụng sự kích thích khác biệt của những loại đồ chơi, tức là sự khác biệt lớn của màu sắc, âm thanh,… để tăng thêm niềm vui và khả năng phản ứng cho trẻ, nâng cao hiệu quả phân biệt của trẻ.
Bên cạnh đó, một số trẻ thích nghe chuyện, thì nên tăng dần và thay đổi nội dung truyện kể. Kể sự kiêu ngạo của chú gà trống một cách tài tình sinh động, sự nhát gan của thỏ và sự khác biệt về hình tượng của số động vật này. Từ đó, thu hút trẻ quan sát, lâu ngày sẽ trở thành thói quen quan sát sự vật.
Các mẹ hãy tham khảo thêm tại đây.