Trí nhớ của một người tốt hay không một phần nhờ vào bẩm sinh một và phần nhờ vào sự cố gắng, vì khả năng ghi nhớ cũng giống như các khả năng khác của con người, có thể rèn luyện được.
Để rèn luyện trí nhớ của trẻ ta chia thành 4 giai đoạn như sau:
1. Rèn luyện sức chú ý
Sức chú ý của con người là quá trình tâm lý quan trọng và phức tạp xuyên suốt trong tất cả hoạt động của con người. Do vậy, rèn luyện sức chú ý nên làm bước đầu tiên của toàn bộ quá trình rèn luyện.
2. Rèn luyện trí nhớ vô thức
Ký ức của trẻ chủ yếu là trí nhớ vô thức, thường là những sự vật trực quan, hình tượng, có hứng thú có thể thu hút sự chú ý của trẻ, khiến cho chúng nhớ một cách tự nhiên, đặc biệt là sự việc có mối liên hệ với tình cảm. Cho nên, cần cung cấp cho trẻ một số đồ vật có màu sắc tươi sáng, hình tượng cụ thể, đồng thời phải có tư liệu hấp dẫn, khiến trẻ bị thu hút, để phát triển đầy đủ trí nhớ vô thức và trí nhớ có ý thức mang tính máy móc. Đối với những tài liệu này, có thể áp dụng phương pháp câu nói có vần, soạn những tài liệu cần thiết thành lời bài hát hoặc lời bài thơ, tạo thành một loại tiết tấu có trật tự, để nâng cao trí nhớ cho trẻ.
3. Rèn luyện trí nhớ có ý thức
Giai đoạn này phải để trẻ có ý thức, có mục đích để phát triển trí nhớ có ý thức. Phát triển trí nhớ có ý thức là biến đổi về chất và lượng. Để bồi dưỡng chức năng trí nhớ có ý thức, trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động có tổ chức của trẻ, cha mẹ phải thường xuyên đưa ra nhiệm vụ rõ ràng cụ thể với trẻ, thúc đẩy trẻ phát triển trí nhớ có ý thức, ví dụ khi nghe kể chuyện, đi tham quan, đi bộ sau bữa ăn, đều phải đưa ra nhiệm vụ cho trẻ. Nếu không yêu cầu cụ thể trẻ sẽ không chủ động nhớ.
4. Rèn luyện phối hợp nhịp nhàng giữa trí nhớ và tư duy
Khả năng nhớ có liên quan chặt chẽ với khả năng tư duy của con người. Trí nhớ tốt là sự bảo đảm chính xác của tư duy, khả năng tư duy tốt là điều kiện ghi nhớ lại và duy trì lâu dài.
Khi rèn luyện trí nhớ cho trẻ, để nâng cao tính tích cực và tính chủ động trí nhớ của trẻ, phải khẳng định và khen thưởng kịp thời khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Nội dung cần nhớ cũng nên củng cố, rèn luyện lặp đi lặp lại.
Bên cạnh việc luyện tập cho bé có trí nhớ dai thì quá trình cho bé uống sữa cũng phần nào bổ sung dinh dưỡng cho não phát triển, vì trong sữa có những vi chất giúp bổ trợ cho sự phát triển về trí tuệ lẫn thể chất. Các bạn click vào đây để tìm hiểu thêm nhé!