Sữa trẻ sơ sinh nào là tốt nhất? Chắc chắn đó là sữa mẹ! Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho trẻ sơ sinh. Vì thế, những gợi ý sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con yêu bằng sữa mẹ.
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm tuyệt vời của sữa mẹ mà không bất cứ loại sữa trẻ sơ sinh nào có được.
Sữa mẹ tốt ở điểm nào?
Sữa mẹ chính là nguồn sữa tốt cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất. Nuôi con bằng sữa mẹ là cách hợp lý nhất.
Nuôi con bằng sữa mẹ có những ưu điểm sau:
- Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ thích hợp với nhu cầu hàng ngày của bé:
Các thành phần axt amin có trong sữa mẹ cao gấp 10 lần trong sữa bò, chúng là thanh phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của đại não và võng mạc mắt. Trong sữa mẹ có nhiều axit béo không no, có các chất thúc đẩy cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chát dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, ngoài ra còn giúp não của trẻ sơ sinh phát triển tốt.
Mặc khác, các chất khoáng có trong sữa mẹ không nhiều bằng bằng sữa bò, nhưng điều này lại có lợi cho trẻ sơ sinh vì hiện tại các chức năng của thận vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Đồng thời trong sữa non còn chứa rất nhiều kẽm.
- Sữa mẹ dễ tiêu hóa hấp thu:
Cũng là các chất protein, chất béo, chất bột dường,… như sữa công thức cho trẻ sơ sinh, nhưng khi chúng ở trong sữa mẹ chúng dễ dàng tiêu hóa và hấp thu hơn. Ví dụ, phân tử protein có trong sữa mẹ nhỏ hơn trong sữa công thức và chất béo cũng vậy
Ngoài ra, sữa mẹ có chức năng hỗ trợ chất béo tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời, sữa mẹ có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giúp các chất dinh dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng hơn.
- Các kháng thể trong sữa mẹ có hàm lượng cao:
Trong sữa trẻ sơ sinh, các loại protein miễn dịch và tế bào miễn dịch, các chất hòa tan vi khuẩn có hại,… có thể bảo vệ đường ruột dạ dày, khống chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, không cho chúng phát triển thành bệnh, thúc đẩy sinh sôi sự nảy nở của vi khuẩn có ích.
Một ưu điểm quan trọng của việc bú mẹ là: trẻ bú mẹ sẽ được bú trực tiếp, không phải thông qua các dụng cụ trung gian nên sẽ không bị nhiễm khuẩn. Khi cho trẻ bú mẹ còn làm tăng tình ảm mẹ con, càng làm cho mẹ có cảm giác an toàn và thỏa mãn, có lợi cho sự phát triển sau này.
Đối với mẹ, thì việc cho trẻ sơ sinh bú sẽ khiến tử cung co lại, phục hồi hình dáng cũ, kéo dài thời gian kinh nguyệt, đồng thời là biện pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn.
Làm thế nào để giúp bé bú được sữa mẹ ngay sau sinh?
Theo các chuyên gia, đối với người mẹ sinh thường thì có thể cho con bú ngay 30 phút hoặc 1 giờ sau sinh. Đối với những mẹ sinh mổ cần phải sau 6 tiếng mới cho con bú, vì sinh mổ mẹ cần có thời gian phục hồi sau khi hết thuốc gây mê. Với trường hợp gây tê để mổ, mẹ có thể cho con bú sớm hơn, đồng thời, ôm ấp bé vào lòng sau khi sinh sẽ khiến mẹ cân bằng được tâm lý và giảm đau khi sinh mổ.
Trường hợp chưa xuống sữa, mẹ có thể cho con ngậm ti để quen dần với việc bú sữa mẹ sau này. Để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được thoải mái, mẹ nên cho con nằm cùng giường với mẹ, hoặc cho con nằm nôi đặt sát giường mẹ. Có một số mẹ chờ sữa xuống, đến 1 – 2 ngày sau mới cho con bú, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, vì bú muộn, trẻ sẽ không nhận được nhiều sữa non chứa vitamin A chống bệnh khô mắt, những kháng thể giúp bé chống lại sự kháng khuẩn và dị ứng, chống lại bệnh vàng da.
Bên cạnh đó, động tác mút sữa của bé kích thích sữa mẹ tiết ra, đồng thời làm co cơ tử cung, giúp tử cung ngưng chảy máu.
Ngoài ra, khi bế cho bé bú, đầu và thân bé phải nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép sát vào bụng mẹ, mặt bé đối diện với bầu vú, miệng đối diện với núm vú, sau đó đỡ đầu, mông và thân bé.
Lưu ý: bé có thể sụt cân sau khi sinh nhưng sẽ lên cân lại ngay (khoảng sau 10 ngày) nếu được cho bú mẹ ngay.
Mỗi lần cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần bao nhiêu thời gian?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, ước tính thời gian cho trẻ sơ sinh bú đối với 1 bên vú là 10 phút, hai bên công lại khoảng hơn 20 phút.
Trong 2 phút đầu bé có thể bú được 50% lượng sữa cần thiết, 2 – 3 phút sau, bé có thể bú được 30 – 40%. Có nghĩa là trong 5 phút đầu bé đã bú được 80 – 90% nguồn dưỡng chất cho cơ thể. Như vậy chứng minh rằng, không phải cứ cho con bú với lượng thời gian dài là sẽ giúp con lấy được lượng sữa nhiều hơn.
Nếu nhìn ở góc độ sinh học, đầu vú sẽ kích thích thúc đẩy sữa tiết ra, không để tắt sữa, đồng thời việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ làm tình cảm của 2 mẹ con được nhân lên. Tuy nhiên không nên cho bé bú quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, khiến bé hít nhiều không khí dẫn đến nôn trớ.
Giờ giấc có quan trọng khi cho trẻ bú sữa?
Trước đây, theo các mẹ, khi cho trẻ bú sữa khoảng 2,5 giờ sau thì dạ dày của trẻ mới trống, còn những bé bú sữa ngoài thì phải đợi 3 – 4 giờ sau nên có quan niệm cách 3 giờ mới cho bé bú sữa một lần.
Tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây, bé được sinh ra không bao lâu, do sữa mẹ vẫn chưa tiết ra nhiều cho nên lượng sữa bé bú mỗi lần rất ít. Trong khi đó, thời gian bú của bé lại kéo dài, thường là chưa kịp no bé đã mệt và ngủ thiếp đi, nhưng khi tỉnh dậy bé sẽ khóc vì đói, lúc này ta nên cho bé bú lần nữa.
Động tác mút của bé sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều, cho nên không cần dịnh giờ mà hãy cho bé bú theo nhu cầu.
Một trường hợp khác, nếu cho bé bú theo giờ giấc cố định, có thể sẽ đánh thức bé đang ngủ say, làm đảo lộn thời gian sinh học bình thường, khiến bé giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này.
Tóm lại, để chăm sóc và nuôi dạy con khỏe mạnh, cha mẹ cần có một số kiến thức và nền tảng nhất định, điều này vô cùng quan trọng. Đồng thời, đối với sữa cho trẻ sơ sinh, thì lựa chọn hàng đầu luôn là sữa mẹ, chính vì thế, nếu không vì những lí do quá lớn, mẹ hãy nuôi con bằng chính sũa của mình
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết “Sữa trẻ sơ sinh: Dinh dưỡng cho bé từ sữa mẹ”