Nuôi con từ sữa trẻ sơ sinh là vấn đề đau dầu của các bà mẹ hiện nay, nhiều thắc mắc chưa được giải đáp, nhiều trường hợp xảy ra khiến các mẹ không biết xử trí ra sao. Hôm nay chúng tôi sẽ giải tỏa băn khoăn của các mẹ qua bài viết này
Giải đáp thắc mắc sữa trẻ sơ sinh
Hỏi: Tôi có con nhỏ đã được 11 tháng tuổi, cháu được khoảng 9 kg nhưng cho tới giờ mà cháu vẫn chưa mọc răng. Khi cháu được 6 tháng, tôi đã cho cháu đi khám ở Viện dinh dưỡng, họ bảo là cháu có biểu hiện thiếu canxi. Đã 5 tháng qua và tôi cũng đã áp dụng cho cháu uống vitamin D, vitamin C, cháu đã ăn được cháo loãng nhưng không chịu uống sữa. Tôi đã đổi rất nhiều loại sữa trẻ mới sinh mà cháu cũng không chịu uống. Vậy xin hỏi là có cách nào để cháu nhanh mọc răng không và tăng cân nhanh hơn không?
Đáp: Trung bình thì các bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa khi được 6-7 tháng tuổi và kéo dài đến 3 tuổi. Bé chỉ được coi là chậm mọc răng sữa nếu chưa có chiếc răng nào ở tháng 13. Lúc này thì nguyên nhân có thể do suy tuyến giáp trạng, suy tuyến cận giáp, yếu tố gia đình…
Nói chung, việc các bé mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ sinh non, yếu; chế độ ăn của bé chưa hợp lý hoặc chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều…
Để bổ sung canxi cho bé buổi tối bé cần có giấc ngủ sâu đủ 10 tiếng từ 8h tối đến 6h sáng. Buổi sáng sớm tranh thủ cho bé phơi nắng sớm khoảng 20 phút giúp cơ thể tổng hợp vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi cho cơ thể, giúp bé cứng cáp. Các món cháo chế biến từ thủy hải sản sẽ giúp quá trình bổ sung canxi này.
Hỏi: Con tôi được gần 11 tháng, nặng 9.2 kg. Từ khi sinh ra chưa lần nào cháu tự nguyện ăn sữa hoặc bột mà tôi vẫn phải ép cháu ăn. Hiện giờ, ngày cháu ăn 3 bữa bột và 1 bữa sữa. Mỗi bữa được gần miệng bát con bột hoặc 180ml sữa. Ngoài những bữa ăn chính trên thì một ngày cháu ăn thêm 2 bữa hoa quả vào 10h sáng và 21h tối nữa. Bữa bột buổi sáng tôi nấu cháo trắng với lạc (xay nhuyễn), sau đó trộn sữa bột vào cho cháu ăn. Tôi không biết số lượng bữa ăn như vậy đã đủ với cháu chưa? Và cách nấu bột với sữa trẻ sơ sinh như vậy cho cháu ăn không biết có đủ chất và Ổn với đường ruột của cháu không? Hiện nay cháu đã mọc 6 răng nhưng tôi vẩn chưa tập cho cháu ăn cháo.
Đáp: Ở đây có thể nhận thấy nguyên nhân lớn khiến bé không hào hứng trong việc ăn uống.
Thứ nhất: Tất cả các chuyên gia đều thống nhất là không nên cho bé ăn lạc (dù đã xay nhuyễn) vì lạc khiến cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó là sự nguy hiểm từ lạc khi bé bị hóc.
Thứ hai: Việc sử dụng một thực đơn triền miên làm người lớn chúng ta cũng cảm thấy ngán ngẩm.
Thứ ba: Với 11 tháng tuổi, chị đã có thể cho bé ăn mặn (thịt, cá …). Tháng 11 có thể bắt đầu ăn được đồ tanh như cá, tôm, cua … Điếu này giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển ổn định và tăng sự thú vị trong khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên chị nên bắt đầu từ từ và thử phản ứng của trẻ đối với thức ăn mới.
Bên cạnh đó chị cần tạo cho trẻ không khí vui tươi khi vào bữa ăn như bắt đầu từ chiếc bát, cái thìa sao cho bắt mắt, xung quanh thoáng mát và yên tĩnh, nếu bé có răng có thể xắt nhỏ hoa quả, rau củ để bé có thể nhón bằng tay… (tránh những sai lầm thường mắc khi ép trẻ ăn, cho đi rong ngoài đường, bật đĩa hoạt hình…)
Chị nên dừng món cháo trắng trộn sữa trẻ sơ sinh buổi sáng và thay vào đó mà một món cháo dinh dưỡng hoặc bột ngọt (mặn) rõ ràng. Việc trộn sữa bột vào thức ăn không tăng thêm dinh dưỡng cho bé mà có thể làm cho vị của món ăn trở nên ngang và khó nuốt.
Hỏi: Bé con nhà tôi đã được 4 tháng tuổi, như vậy tôi có thể cho bé ăn thêm hoa quả (trái cây) được không?
Đáp: Từ 4 tháng trở lên, Chị có thể cho bé ăn thêm hoa quả (trái cây) bằng cách ép lấy nước hoặc xay nhuyễn rồi trộn với sữa (pha đúng công thức). Cách này sẽ làm bớt vị ngọt của hoa quả (trái cây) và giúp bé thích ứng dần với chế độ ăn dặm sau này.
Có thể bắt đầu cho bé ăn chuối tây, hồng xiêm, đu đủ, táo, lê…
Hỏi: Con tôi được 20 ngày tuổi, cháu bú bình bằng sữa ngoài và sữa mẹ. Thỉnh thoảng bé hay bị ọc sữa, ọc rất nhiều ra cả miệng và mũi, nhìn bé rất thương. Xin tư vấn cho vợ chồng tôi làm cách nào để hạn chế bé bị ọc sữa, bé rất háu ăn, mỗi cữ bé bú khoảng 80ml, khoảng 2 tiếng bú một lần.
Cho bé ợ như thế nào? Bế bé thẳng đứng, cho đầu bé tựa lên vai mình hoặc cho em bé ngồi trong lòng mình, thân nghiêng ra đằng trước rồi dùng tay chà hay vỗ nhẹ vào lưng bé từ dưới lên trên. Hãy nhớ luôn nâng đầu bé vì cổ bé còn yếu chưa chịu được sức nặng của đầu.
Bé thường bị ọc sữa do cấu tạo của bao tử còn quá nhỏ. Sự xáo trộn này sẽ tự qua khỏi, vì vậy anh chị không nên quá lo lắng. Có những bé bú một lượng quá nhiều sữa quá nhanh và ọc ngay sau đó vì sữa có lẫn nhiều không khí.
Trong trường hợp này tốt nhất nên cho bé ngừng bú để bé ợ rồi mới cho bú tiếp. Nếu bé bú quá nhiều nên cố giảm bớt lượng sữa trẻ sơ sinh và tìm hiểu nguyên nhân. Phải luôn quan sát để thấy những thay đổi ở bé.
Cho dù bé thường bị ọc sữa cũng không nên quá lo lắng nếu bé tăng trưởng bình thường. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên bị ọc sữa, không tăng cân, thậm chí giảm cân cần đưa bé đến khám ở bác sĩ Nhi khoa. Sau khi bé bị ọc sữa, người mẹ thường cố cho bé bú lại lượng sữa mới bằng số đã bị ọc ra, điều này không nên vì nó có thể làm rối loạn trạng thái quân bình ở bé.
(Còn tiếp…)