3 tháng giữ của thai kỳ là thời kỳ thoải mái nhất cho mẹ bầu. Vào thời điểm này mẹ bầu đã ăn ngon miệng hơn, dễ tiếp nhận và thay đổi các loại sữa bầu nào tốt hơn. Vì thế, đây là thời điểm dễ dàng nhất để chăm sóc cơ thể cho mẹ bầu.
Bài viết dưới đây xin gửi đến mẹ những kiến thức về cơ thể, dinh dưỡng và các loại sữa bầu nào tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ. Mong rằng mẹ sẽ chăm sóc được bản thân tốt nhất trong thai kỳ.
Những diễn biến và lưu ý dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ
Tháng thứ 4
Sự biến đổi của cơ thể mẹ: Đế cuống rốn đã hoàn toàn hình thành, “nền móng” của thai nhi đã vô cùng kiên cố, nguy cơ sảy thai giảm. Đế cuống ròn hình thành trong tử cung, có hình dạng đĩa tròn, là bộ phận dạng xốp, cung cấp dinh dưỡng và ôxy tới thai nhi thông qua dây rốn, cũng qua dây rốn bài tiết những chất thải ra ngoài, trở thành trung tâm sống của thai nhi. Tử cung to rõ rệt, giống đầu của một đứa trẻ, có thể sờ thấy rõ ở phần bụng dưới. Độ cao của đáy tử cung ở vào giữa tổ hợp xương mu và rốn (cuối tuần thứ 15). Lúc này, khí hư vẫn tiết ra nhiều, hiện tượng tiểu nhiều, táo bón, đau lưng vẫn xảy ra. Ngoài rạ, phụ nữ mang thai còn có thể bị đau đầu, trĩ, phồng tĩnh mạch ở chân và bộ phận sinh dục ngoài.
Những điều phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Hấp thụ những loại thức ăn giàu prôtein, mỡ thực vật, canxi, sắt, vitamin. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng, để tăng cường thể lực, đặt nền móng vững chắc cho việc sinh đẻ sau này.
Tháng thứ 5
Sự biến đổi của cơ thể mẹ: Bụng phụ nữ mang thai to ra. Nhìn chung, độ cao của đáy tử cung cách tổ họp xương mu khoảng 15~18cm. Lúc này, vú căng hơn, phần mông tròn rõ rệt do tích tụ nhiều mỡ, trông có vẻ nặng nề, ăn uống tốt hơn, song thường cảm thấy tiêu hóa kém, nguyên nhân có thể là do tử cung quá to đã ép chặt dạ dày, khiến vị trí dạ dày của phụ nữ mang thai thay đổi. Ngoài ra, ở giai đoạn này, thai nhi dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nhất, do vậy người mẹ dễ bị mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Những điều phụ nữ mang thai cần chú ý: ăn ít, ăn thành nhiều bữa, cố gắng ăn nhiều thức ăn giàu nguyên tố sắt, để đề phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chú ý quan sát tình hình thai cử động và chăm sóc vú và núm vú từ giai đoạn này.
Tháng thứ 6
Sự biến đổi của cơ thể mẹ: Tử cung to ra, bụng lồi ra rõ rệt, thể trọng cũng tăng nhiều. Cảm nhận rõ ràng nhịp tim đập và những cử động của thai, thậm chí đặt tay lên bụng, có thể sờ thấy thai nhi. Phần lưng eo có cảm giác nặng nề, đứng lên ngồi xuống phải dùng lực. Tuyến sữa phát triển. Có bà mẹ còn bị đau răng hoặc viêm khoang miệng.
Những điều phụ nữ mang thai cần chú ý đi khám thai và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thời kì này, phụ nữ mang thai dễ bị ngã, đi đứng, lên xuống cầu thang, ngồi ghế cao phải hết sức cẩn thận. Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, bảo đảm ngủ đủ thời gian. Lúc này, mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị đồ sơ sinh cần thiết.
Sữa bầu nào tốt cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2
Sữa bầu nào tốt có nguồn gốc trong nước? Optimum Mama Gold là sản phẩm sữa bà bầu từ công ty Vinamilk, đây là sản phẩm có chức năng chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu trong thai kỳ. Chức năng chính của sữa là cung cấp nguồn năng lượng để mẹ có đủ sức mang thai và đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi trong bụng. Đồng thời, với hệ dưỡng chất SC FOS và Inulin, đặc biệt sự kết hợp hệ men vi sinh BB-12TM & LGGTM giúp mẹ bầu có được một hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hấp thu được nhiều hơn dinh dưỡng từ sữa và thực phẩm hàng ngày. Đồng thời, hệ miễn dịch của mẹ cũng được hỗ trợ để giúp mẹ tránh được những bệnh dễ mắc do thay đổi thời tiết hay suy giảm miễn dịch do thai kỳ. Sữa có hương vini dễ uống, dùng để thay thế bữa ăn phụ một cách tiện lợi nhưng vẫn dinh dưỡng.
Đây là thời điểm quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng của cơ thể thai nhi. Optimum Mama Gold giúp cung cấp lượng DHA theo khuyến nghị của chuyên gia y tế thế giới FAO/WHO cho bà mẹ mang thai, kết hợp với Cholin, I-ốt giúp phát triển não bộ của thai nhi. 2 ly mỗi ngày trong 2 bữa phụ giúp đáp ứng 100% nhu cầu Axít Folic để tránh các dị tật hệ thần kinh cho bé. Về thể chất thai nhi, hàm lượng Canxi cao kết hợp với vitamin D3, phốt pho giúp hỗ trợ hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ.
Lưu ý trong dinh dưỡng và sinh hoạt trong 3 tháng giữa thai kỳ
Mục tiêu đặt ra cho mẹ bầu trong giai đoạn này là phải tăng 3-4kg, vì vậy bạn nên chú ý đến thực đơn để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý bổ sung chất béo vì nó rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong thực đơn không thể thiếu rau xanh và quả chín để bổ sung vitamin và tránh hiện tượng táo bón. Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng và sử dụng các loại sữa bầu nào có đủ các chất dinh dưỡng. Uống đủ nước và tránh bỏ bữa cũng là điều mẹ cần nhớ.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ tốt nhất để mẹ bắt đầu vận động cơ thể nhẹ nhàng. Lúc này, mẹ có thể làm việc nhà nhẹ nhàng, đồng thời, có thể tập một số môn thể thao thích hợp với bà bầu để cơ thể khỏe mạnh hơn. Những môn được khuyến khích cho bà bầu tập luyện là: đi bộ, yoga, bơi lội, dưỡng sinh cho bà bầu,…Lúc này, mẹ bầu có thể đi du lịch trở lại. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nhớ một số lưu ý như không đi những nơi quá xa, nơi quá ồn ào, hay không ngồi xe quá lâu để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là những lời khuyên về dinh dưỡng và sữa nào tốt cho bà bầu, mong rằng mẹ có thể có được một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.