Các bà mẹ đang chăm con khi được hỏi lo lắng về điều gì nhất? Các mẹ đều có nỗi lo chung đó chính là chuyện trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.
Nắm rõ nhu cầu ăn uống của bé để biết tại sao trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Em bé của bạn sẽ luôn luôn phải nạp vào đủ lượng thức ăn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nếu không muốn ăn, thì đó là bé không có nhu cầu. Như vậy có nghĩa là có ngày bé khó ăn bất cứ thứ gì, nhưng sau đó thì lại có những thời kỳ ăn được rất nhiều.
Để có một chế độ ăn cân đối, con bạn phải ăn đủ thức ăn từ mọi nhóm thực phẩm khác nhau theo tỷ lệ thích hợp để tránh trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, việc này không phải dựa trên cơ sở mỗi ngày, nên khi bạn xét xem em bé ăn có tốt không, thì bạn phải xét chuyện đó về lâu về dài: hãy xem bé đã ăn gì tuần trước hơn là chỉ xem bé đang ăn cái gì ngày hôm nay.
Nhìn dưới góc độ ấy, thì việc bé chẳng thích ăn gì khác ngoài bánh mì trong hai ngày liền cũng chẳng là việc phải đáng quan tâm, khi chắc hẳn là rồi em bé sẽ ăn vào đủ rau và trái cây trong tuần để cân đối lại thôi.
Điều quan trọng là phải cho cháu nhiều thức ăn khác nhau để bé lựa chọn: cháu không thể nào ăn được những thức ăn cần thiết, nếu những thứ đó không được bạn chuẩn bị cho cháu.
Dần dần rồi em bé sẽ ăn được nhiều thức ăn giống như bạn, nhưng chế biến dưới một hình thức cháu có thể dùng được. Tuy nhiên sẽ là điều sai lầm nếu bạn cho rằng nhu cầu của em bé chẳng khác gì nhu cầu của bạn, hoặc một chế độ ăn được xem là lành mạnh cho bạn cũng sẽ tốt cho bé.
Chẳng hạn, bạn có thể nhằm mục tiêu giảm lượng chất béo ăn vào bằng cách sử dụng những sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, nhưng bạn phải cho con uống sữa nguyên kem cho tới khi cháu lên hai; sau đó thì bạn có thể tập cho cháu uống sữa hớt bớt một phần kem, nếu bạn thích thế.
Tuy nhiên, các lợi ích của việc giới hạn lượng đường ăn vào đối với sức khỏe, ứng dụng cho các em bé cũng y như hệt cho người lớn. Bạn cũng đừng bao giờ nêm muối vào các món ăn của em bé: hai quả thận em bé còn quá non yếu để xử lý muối.
Nên cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng ăn thêm những bữa phụ
Cho tới tuổi lên 4 hay lên 5, con bạn sẽ thích ăn thường xuyên hơn. Bao tử của cháu vẫn chưa thể nào có khả năng đối phó với ba bữa ăn như của người lớn, nên cháu chưa sẵn sàng ăn theo cách ăn của người lớn. Cháu có thể muốn ăn từ 3 đến 14 lần mỗi ngày, nhưng số bữa điển hình là từ 5 đến 7 bữa. Cái cháu ăn quan trọng hơn là số lần cháu ăn. Trên nguyên tắc, số bữa càng nhiều bao nhiêu, thì khối lượng mỗi bữa sẽ càng nhỏ đi bấy nhiêu.
Bạn có thể quen nghĩ rằng bữa phụ là bữa “ăn thêm”, nhưng những bữa này là một phần trong toàn bộ khẩu phần ăn của cháu, nên không thể từ chối không cho cháu ăn được.
Nếu giữ được để các bữa phụ không làm giảm khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của cháu, và không dùng để thay thế “bữa ăn chính”, các bữa phụ có thể là một phương tiện tuyệt vời để giới thiệu lần lần những thức ăn mới lạ mà không làm xáo trộn nếp ăn uống của con bạn.
Nên tránh cho con bạn ăn những thức ăn công nghiệp quá tinh luyện như bánh quy, kẹo, bánh ngọt và kem, chứa nhiều calo và rất ít chất dinh dưỡng. Trái cây và rau tươi, phômai xắt từng miếng vuông, và bánh xăng-uých bằng bột mì trắng hay nguyên cám kẹp phômai có vitamin và nước ép trái cây, tất cả những thứ đó làm thành những bữa phụ lành mạnh và bổ dưỡng.
Trù tính các bữa phụ
Các thức ăn cho bữa phụ phải đóng góp cho khẩu phần dinh dưỡng của cả ngày, vậy bạn đừng chọn thức ăn ngẫu nhiên; hãy trù tính cẩn thận các bữa phụ và phối hợp các bữa ăn chính và phụ sao cho có thể dọn cho ăn những thứ khác nhau cho bữa chính và bữa phụ.
■ Sữa và những thứ đồ uống chế biến từ sữa làm thành bữa phụ rất tốt và chứa chất đạm, chất vôi cùng nhiều vitamin nhóm B. Cho đến tuổi lên 2, bạn nên sử dụng sữa nguyên kem cho cháu; sau đó bạn có thể dùng sữa nửa béo chứ không phải sữa gầy đã hớt hết kem trừ phi con bạn bị dư cân.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại sữa của Vinamilk như Dielac Grow, Optimum, … để hỗ trợ thêm cho bé. Nước ép trái cây tươi cũng rất bổ dưỡng và có rất nhiều Vitamin C. Nếu bạn có mua nước ép trái cây, bạn hãy tránh đừng mua loại có bỏ thêm đường.
■ Con bạn có thể đâm ra chán một số loại thức ăn nào đó, nên bạn hãy thử cho bé ăn rất nhiều thức ăn đa dạng, và nếu có thể được, làm cho những bữa ăn phụ trông vui mắt.
Ví dụ bạn có thể dùng những khuôn cắt bột làm bánh quy cắt pho mai hay ruột bánh mì thành những hình thù ngộ nghĩnh, hoặc sắp xếp những mẩu trái cây trên một lát ruột bánh mì thành một khuôn mặt vui cười. Khi bắt đầu thích thú với việc ăn uống, bạn sẽ không còn lo trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nữa.
■ Một thức ăn bị con bạn từ chối dưới một hình thức này có thể lại được chấp nhận dưới một hình thức khác: yaourt có thể làm đông lạnh biến thành một loại kem, và một đứa trẻ từ chối bánh xăng-uých phô-mai có thể thích ăn phômai cùng với những mẩu cà chua xắt hột lựu từ một cái bánh quế hình chóp dùng để ăn kem.
■ Bạn cũng có thể làm cho con bạn chú ý tới thức ăn hơn bằng cách cho cháu tham gia vào việc sắp xếp hay thậm chí chuẩn bị một phần cho bữa ăn phụ. Cháu sẽ rất hãnh diện nếu cháu được phụ giúp bạn rửa hay lặt lá xà-lách chẳng hạn, hoặc nếu bạn cho cháu tự sắp miếng bánh mì và kẹp phômai vào giữa.
Chúc các mẹ không còn lo trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nữa nhé.
Để biết thêm về những thông tin xoay quanh trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo tại đây.