Trong khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì bà bầu cần lưu ý tránh những loại thực phẩm không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những món ăn mà bà bầu cần tránh trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần tránh những món ăn nào?
Không nên ăn nhiều muối
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày thì bà bầu không nên hấp thụ quá 20g natri, nếu nhiều quá sẽ làm cho cơ thể bị phù, huyết áp tăng cao. Nếu bà bầu bị một chứng bệnh nào đó như bệnh tim, thận v.v… nên ăn ít muối ngay từ thời gian đầu mang thai, hoặc dùng một lượng muối natri thấp, nếu phát hiện thai phụ bị cao huyết áp trong thai kỳ, cũng nên hạn chế dùng muối. Bà bầu nên tạo cho mình thói quen ăn nhạt (ít muối).
Không nên ăn nhiều rong biển
Nếu mỗi ngày ăn quá 20g lượng rong biển sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với thai nhi. Trong rong biển có chứa nhiều iod, sau khi hấp thụ vào huyết dịch sẽ thông qua nhau thai đi vào cơ thể của thai nhi, lượng iod quá nhiều có thể làm cho tuyến giáp của thai nhi phát triển không bình thường. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn quá nhiều rong biển.
Không nên uống rượu
Theo các chuyên gia nghiên cứu, phụ nữ đang chuẩn bị mang thai cần cẩn thận với những loại thức uống có chứa cồn, bất kể đó là rượu trắng, rượu nếp, rượu nho hay bia, kể cả đó là rượu bổ. Những đứa bé được sinh ra từ bà mẹ có uống rượu trong thời gian mang thai có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có “hội chứng nhiễm rượu ở bào thai”.
Có nhiều người thắc mắc, nếu lúc mang thai, bà mẹ chỉ uống một lượng nhỏ rượu mỗi ngày thì thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Theo các bác sĩ, chỉ uống một lượng rượu nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu uống một lượng lớn rượu trong một lúc sẽ khiến nồng độ rượu trong máu của người mẹ tăng lên rất nhanh, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cho dù bà mẹ không uống rượu hằng ngày, nhưng uống nhiều trong một lúc cũng làm cho thai nhi có nguy cơ bị hội chứng nói trên. Vì thế phụ nữ không nên uống các loại rượu và thức uống có cồn (bia, thức uống có pha rượu…) trong lúc chuẩn bị có thai và lúc đang mang thai.
Những trẻ em mắc hội chứng nhiễm rượu bào thai có đặc điểm biểu hiện như: trẻ có thể trạng nhỏ, nhẹ cân và thường có những khiếm khuyết bẩm sinh như chậm phát triển. Khi lớn lên trẻ có thể có những rối loạn về hành vi, nghiêm trọng hơn là chậm phát triển tâm thần.
Tại Mỹ, hằng năm có khoảng hơn 1.000 trẻ sinh ra bị hội chứng nhiễm rượu bào thai, và đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chậm phát triển tâm thần của trẻ em ở nước này. Rượu chính là nguyên nhân sô một gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, đứng trên cả hội chứng Down. Khi mẹ uống một lượng rượu bao nhiêu, thì thai nhi cũng thừa hưởng bấy nhiêu, vì rượu theo máu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai lạm dụng bia, rượu có thể làm suy dinh dưỡng thai nhi, gây thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, đần độn…
Không riêng gì phụ nữ, mà ngay cả đối với đàn ông, trước khi vợ mang thai cũng cần bỏ rượu triệt để.
Không nên dùng đường hóa học
Đường hóa học và đường thường là hai thứ có sự khác biệt lớn. Đường được chiết xuất từ mía và các loại cây cỏ ngọt. Đường hóa học lại được tinh chế từ khoáng chất, mà thành phần chủ yếu là đường natri, không có giá trị dinh dưỡng cho bà bầu nên bà bầu không nên dùng. Đường hóa học kích thích đối với niêm mạc đường ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, làm cho chức năng tiêu hóa giảm sút, gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, từ đó việc hấp thụ dinh dưỡng trở nên khó khăn. Vì đường hóa học thông qua thận để thải ra ngoài, nên nó còn làm cho chức năng thận trở nên nặng nề thêm.
Không nên ăn nhiều giấm
Những thực phẩm lên men như giấm và những thứ có chứa nhiều acid là nguyên nhân gây nên dị tật ở thai nhi. Đặc biệt là trong nửa tháng đầu tiên mang thai, những thực phẩm có chứa nhiều acid có thể làm cho độ kiềm trong cơ thể giảm đi, từ đó làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi. Vì thế thai phụ cần chú ý không nên dùng nhiều giấm và những thực phẩm lên men.
Không nên ăn nhiều đồ cay nóng
Sau khi mang thai ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, tiêu, ngũ vị hương v.v… hoặc những thực phẩm chiên xào đều khiến cho cơ thể tiêu hao một lượng nước rất lớn, khiến cho bài tiết ở tuyến dạ dày giảm bớt, sẽ gây nên hiện tượng táo bón. Sau khi bị táo bón, thai phụ mỗi lần đại tiện phải dùng sức nhiều hơn làm cho sức ép ở bụng gia tăng, và như thế sẽ chèn ép thai nhi nằm trong tử cung.
Tham khảo thêm những bài viết về dinh dưỡng cho bà bầu tại đây.
Bên cạnh những kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, thì bà bầu cũng nên chuẩn bị trước cho mình những kiến thức về trẻ sơ sinh.