Đây là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ băn khoăn khi lần đầu tiên có con nhỏ. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho sự lo lắng trên, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Quan tâm hàng đầu của các mẹ luôn là “Con đã ăn đủ chưa?”. Cách chắc chắn nhất là nhìn vào quá trình tăng cân nặng của trẻ. Tốt nhất, nên kiểm tra cân nặng của con cứ ba ngày/ lần. Mỗi ngày con tăng 14 – 56g/ngày là mức tăng cân thông thường. Nếu bé chỉ tăng 7g/ngày thì cũng có thể chấp nhận được, đơn giản con chỉ thuộc dạng bé nhỏ nhẹ cân mà thôi. Lý tưởng nhất là có sự theo dõi của bác sỹ nhi khoa về tốc độ tăng cân sơ sinh.
Với trẻ lớn hơn, tăng cân nặng lại tương đối khó lường và khó so sánh. Nếu bạn dùng sơ đồ phát triển, hoặc nếu bác sỹ nhi khuyên bạn đối chiếu với một sơ đồ phát triển nào đó, thì phải nhớ rằng sơ đồ phát triển được thiết kế để dành cho một em bé ở mức trung bình. Có trẻ to và trẻ bé. Vì thế, đừng lo lắng nếu con, không đạt được các chỉ tiêu. Trẻ thường tăng cân nhanh ít nhất là trong 6 tuần đầu.
Nếu cân nặng khi sinh của con dưới 2,7 kg, biểu đồ tăng trưởng của con sẽ theo một kênh khác với các bé có cân nặng khi cao hơn. Trẻ nhẹ hơn thường tiêu thụ ít hơn, và ban đầu cần được ăn thường xuyên hơn. Trẻ sinh non hoặc nhẹ hơn 2,7 kg không có khả năng ăn nhiều trong mỗi lần ăn – cái bụng bé xíu của con không chứa được nhiều. Vì vậy con cần được cho ăn 2 tiếng/lần. Và khi ăn mỗi bữa cách nhau 2 tiếng, đừng kỳ vọng con ăn được như một bé có cân nặng khi sinh trên 3,2 kg.
Tất nhiên là dù cân nặng của con bạn lúc sinh là bao nhiêu, thì sau mỗi ngày, khả năng của con vẫn tăng lên. Bạn cũng cần phải cân nhắc tới sự phát triển và vận động của trẻ. Vậy nên đừng so sánh đứa con mới 1 tháng tuổi với em bé 4 tháng nhà hàng xóm.
2. Những lưu ý khi cho con bú bình
Khi đưa con về nhà lần đầu tiên, việc ăn uống của trẻ thường liên quan nhiều đến việc thử nghiệm, đôi lúc là tiến hai bước và lùi một bước. Nếu con bú bình, mẹ có thể sẽ phải thử số loại núm vú với hình dạng và kích thước khác nhau để tìm ra núm tối ưu nhất – vừa miệng của con nhất. Hoặc nếu con nhỏ hơn, và có xu hướng bị trào hoặc sặc khi bú, có thể bé cần núm với lỗ nhỏ hơn và dòng chảy chậm hơn hoặc thậm chí các loại bình đặc biệt – loại bình mà chỉ khi con hút thì mới có sữa chảy ra, chứ kể cả khi dốc ngược thì trọng lực cũng không làm sữa nhỏ ra ngoài.
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cho những người lần đầu tiên làm mẹ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây một số thực phẩm giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng và tăng cân hợp lý.