Có hai hình thức sinh cho phụ nữ: sinh thường và sinh mổ. Thông thường các bác sĩ đều khuyên các mẹ nên sinh thường vì thời gian phục hồi nhanh và tránh được các rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bắt buộc mẹ phải sinh mổ dù không muốn.
Những trường hợp bắt buộc sinh mổ do người mẹ
- Xương chậu hẹp hoặc bị ung thư vùng chậu: do tắc đường sinh nên đường sinh hẹp, trẻ không đủ tháng không thể đi qua được
- Chảy máu tiền sản: như nhau thai phía trước, đứt nhau thai trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu xảy ra tình trạng này cần lập tức chấm dứt thai kỳ
- Phụ nữ sinh con lần đầu tiên khi tuổi cao: phụ nữ trên 35 tuổi kèm theo nhiều chứng bệnh, khi sinh lực co bóp tử cung ít nên cần cân nhắc sinh mổ
- Quá trình sinh kéo dài, có nghĩa quá trình sinh không tiến triển hoặc ngừng lại
- Cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, ví dụ như mục cóc sinh dục
- Quá trình sinh có vấn đề như dọa vỡ tử cung
- Sẹo tử cung: trước kia sản phụ đã có mổ sinh, phẫu thuật u xơ tử cung hoặc có tiền sử bị vỡ tử cung
- Có tiền sử sản khoa không tốt
Những trường hợp sinh mổ do thai nhi
- Thai nhi bị chèn ép, nhịp tim thai < 120 lần hoặc > 160 lần, theo dõi tim thai thấy thai bị thiếu ô xy, nước ối bị ô nghiễm
- Thai nhi quá to, trọng lượng thai nhi vượt quá 4kg
- Sự phát triển của thai nhi trong tử cung bị hạn chế, có dự đoán sẽ không chịu đựng được khi sinh thường
- Ngôi thai không thuận như ngôi thai ngang, có nghĩa gần đến thời kỳ sinh nở, đầu của thai nhi sẽ qua xuống tử cung mẹ, tuy nhiên nếu thai vẫn không xoay đầu thì cần cân nhắc sinh mổ
- Mang bầu da thai
- Dị tật thai nhi như thai nhi bị u hoặc dính một số bộ phận trên cơ thể
- Rụng dây rốn
Những điều nên làm để giảm khả năng sinh mổ
- Các mẹ thường nhận thức chủ quan về vấn đề sinh mổ, tuy nhiên sinh mổ luôn xảy ra những hậu quả không thể nói trước, vì thế cần tìm hiểu thông tin và biết chính xác về sinh mổ, lợi, hại khi sinh mổ
- Tạo cho bản thân sự tự tin khi sinh đẻ, cần hiểu rõ và xử lí chính xác những cơn đau đẻ, không nên quá sợ
- Không nên quá lo lắng về rủi ro khi sinh, vì quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến việc co bóp tử cung, khiến quá trình sinh kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe thai nhi
- Trong khi sinh không nên quá vội vàng, không nên nghĩ rằng những mẹ sinh lần đầu tiên thường phải mất 14 tiếng và thời gian sinh của một phụ nữ đã từng sinh là 8 tiếng. Nếu không có gì đặc biệt, trong một khoảng thời gian nhất định, không nên sinh mổ nếu thấy quá trình sinh không có gì tiến triển, bởi vì chỉ có bác sĩ mới nắm được sự tiến triển đó
- Khi đợi sinh phụ nữ không nên nằm ngửa quá lâu, vì như vậy khiến tử cung chèn ép lên mạch máu, gây ra huyết áp thấp, đường sinh hẹp, co bóp tử cung ít đi.
- Kiểm soát cân nặng trong khi mang thai, từ đó đạt được kiểm soát kích thước thai nhi, giúp thai nhi không quá lớn, trường hợp sinh mổ sẽ không xảy ra.
Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng phương pháp sinh mổ tự nhiên, các mẹ bầu vẫn phải mổ nhưng em bé sẽ từ từ nhích ra khỏi bụng mẹ, được bú mẹ ngay sau khi chào đời… là những điều tuyệt vời mà sinh mổ tự nhiên mang lại. Chính vì thế, các mẹ đừng nên quá lo lắng, điều quan trọng bây giờ là nên thực hiện những nguyên tắc trên để hạn chế thấp nhất khả năng sinh mổ. Chúc các mẹ “vượt cạn” thành công.