Từ bắt đầu 6-7 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm ngoài để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên mẹ cần cho bé tránh ăn dặm bằng những thực phẩm dưới đây nếu không muối nguy hại cho con.
Muối
Với trẻ còn nhỏ nếu muối đi vào cơ thể bé sớm có thể làm thận của bé phải hoạt động quá tải. Bé phải ăn đồ nhiều muối lúc nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Do vậy mẹ nên nhớ không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của bé tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, ruốc mặn cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.
Mật ong
Mật ong là loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, ngoài ra mật ong còn dùng để chữa một số bệnh như: ho, sổ mũi, giải rượu,…
Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì không nên dùng mật ong vì trong mật ong có chứa một lượng đường lớn, ngoài ra còn có bào tử vi khuẩn clostridium botulinum có thể gây ra tình trạng ngộ độc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, táo bón, nặng hơn có thể làm trẻ hôn mê, bất tỉnh.
Đường
Bởi vì đường không phải là thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, cho trẻ sơ sinh ăn đường sẽ làm trẻ ngang dạ, chán ăn, bỏ bú, vì vậy để tránh tình trạng trẻ lười bú, mẹ cần nên tránh cho bé ăn đường.
Chocolate (Sô cô la)
Các mẹ cho trẻ ăn dặm cần tránh cho trẻ ăn sô cô la nhé vì trong sô cô la có chứa hàm lượng đường rất cao, ngoài ra caffeine trong sô cô la cũng làm trẻ khó ngủ, căng thẳng, dễ quấy khóc.
Trái cây chua
Một số trẻ em dễ dị ứng với hoa quả chua như kiwi, dâu tây, cà chua, cam, chanh và tốt nhất là mẹ nên tránh những loại quả này trong những tuần lễ đầu tiên cho bé ăn dặm. Những loại quả lí tưởng, an toàn mà mẹ nên cho bé tập ăn dặm đầu tiên là những quả chín mềm, vị ngọt hấp dẫn như: chuối, xoài, bơ, táo,…để thích kích vị giác của bé.
Hải sản có vỏ
Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, không được trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ăn dặm bằng những loại hải sản như: Tôm, cua, ốc, hến, ngao,… vì dễ gây kích ứng, dị ứng cho trẻ, ngoài ra hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khỏe để tiêu hóa được những loại thực phẩm này.
Các loại hạt
Các loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây hóc, mắc nghẹn hàng đầu, mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt nguyên hoặc hạt đã nghiền khi bé bắt đầu được 5 tuổi trở lên. Kể cả khi bé không bị hóc, nghẹn, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những trẻ xuất thân từ gia đình có người có tiền sử mắc dị ứng với hạt. Do vậy các mẹ phải hết sức thận trọng và nhớ cho con tập ăn với liều lượng từng chút một khi con đủ tuổi ăn loại thực phẩm này.
Tóm lại, hãy chắc chắn rằng hệ tiêu hóa của bé đã thực sự tốt trước khi cho bé ăn dặm với những thực phẩm trên đây nhé các mẹ! Chúc bé luôn phát triển khỏe mạnh