Khi được lưu trữ hoặc chế biến không đúng cách, thức ăn của trẻ có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Bạn có những biện pháp phòng ngừa đúng cách để giữ cho bé khỏe mạnh không? Kiểm tra các mẹo này để đảm bảo việc đó.
Làm cách nào có thể bảo quản đậu nghiền mà bé ăn còn dư? Giống như người lớn, em bé của bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi bé ăn đồ ăn không được bảo quản hoặc hâm nóng đúng cách, dù đó là đồ ăn tự làm hoặc mua ở cửa hàng. Bạn có biết các vấn đề cơ bản về an toàn thực phẩm cho trẻ không? Dưới đây là một số mẹo để làm cho bữa ăn của bé an toàn hơn.
1. Giữ sạch mọi thứ:
Sạch sẽ là đường phòng ngự đầu tiên chống lại ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn hoặc virut. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì hệ thống miễn dịch của chúng không được phát triển đầy đủ. Cheryl Tallman, đồng sáng lập của Fresh Baby, một công ty sản xuất bộ thức ăn handmade cho trẻ em, nói rằng: Luôn luôn rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước trước khi làm thức ăn hoặc cho con của bạn. Nếu bạn đang sử dụng thức ăn đã làm sẵn trong siêu thị, hãy rửa bình và nắp trước khi mở nó để giảm nguy cơ vi khuẩn bên ngoài dính vào thức ăn của em bé.
2. Làm ấm đúng cách:
Bé thích thức ăn ở nhiệt độ phòng, nhưng nếu nó đã được đông lạnh hoặc làm lạnh, bạn cần phải hâm nóng thức ăn lại. Tiến sĩ Marta Kosinski, giáo sư về nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Đồng Benioff của UCSF nói rằng: “Các thực phẩm đông lạnh có thể được làm tan trong ngăn mát tủ lạnh hoặc đặt trong một cái hộp sau đó đặt nó vào trong một xô hoặc thau chứa nước ấm.” Tiến sĩ gợi ý sử dụng bình thủy tinh để hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng hoặc nhẹ nhàng đun nóng nước lên bếp và đặt một lọ thực phẩm trong đó để hâm. Sau khi đun nóng, FDA khuyên bạn nên khuấy nó, để nó đứng 30 giây và kiểm tra hương vị với muỗng sạch trước khi cho bé ăn. Thức ăn phải ấm để bé không bị phỏng miệng. Nếu sử dụng nhiệt kế thực phẩm, nhắm 98,6 °F (37 °C) là chuẩn. Luôn luôn hâm nóng thức ăn ngay trước khi bày ra để tránh cho nó bị phơi nhiễm trong không khí quá lâu.
3. Đề phòng sự lây nhiễm chéo:
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thức ăn sẽ hư hỏng nhanh sau khi tiếp xúc với từ miệng bé. Thay vì cho trẻ ăn trực tiếp từ bình, hãy dùng thìa sạch để cho một ít thức ăn vào một đĩa ăn. Nếu con của bạn muốn nhiều hơn, múc ra một phần khác bằng cách sử dụng thìa sạch thứ hai. Để tránh lây lan vi khuẩn từ bạn, không thổi thức ăn để làm nguội, và sử dụng muỗng sạch của riêng bạn để nếm thử hoặc kiểm tra nhiệt độ.
4. Lưu giữ một cách thông minh:
Một trong những rủi ro về an toàn thực phẩm cho trẻ lớn nhất là để thức ăn thừa quá lâu. Như USDA lưu ý, vi khuẩn phát triển nhanh nhất giữa 40 và 140 độ. Theo Đại học Clemson, đồ ăn dành cho trẻ em thường tươi mới vì nó được làm sạch hoặc nghiền và không chứa chất bảo quản trong khi chế biến. Thực phẩm dành cho trẻ nhỏ có thể giữ trong túi bảo quản thực phẩm (không được bán đông lạnh hoặc làm lạnh) và để nó trong tủ đựng thực phẩm cho đến ngày hết hạn trên bao bì miễn là chúng vẫn có con dấu ban đầu (tuy nhiên, nếu một thùng chứa bị nứt, mở hoặc có lỗ, thì không được sử dụng nó).
5. Ném bỏ thức ăn:
Khi bữa ăn đã kết thúc, đừng tiết kiệm đồ thừa. Tiến sĩ Kosinski nói: “Không được giữ đồ ăn của trẻ còn sót lại – những gì không ăn nữa phải được vứt bỏ.” Vứt mọi thứ đã được nung nóng hoặc chạm vào miệng bé. Điều này có vẻ như lãng phí thức ăn, nhưng dần dần bạn sẽ ước lượng được nên nấu bao nhiêu là vừa đủ cho bé để không phải thừa thức ăn lại.
Tham khảo thêm tại đây.