Để giúp các mẹ hiểu thêm về vấn đề này và đi tìm câu trả lời vì sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa? Thì hãy cũng nhau xem qua bài viết bên dưới đây để tự tranh bị cho mình thêm những kiến thức cần thiết nhé!
Trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi có hệ thống tiêu hóa còn rất non yếu, hoạt động chưa đồng bộ nên khó tiếp nhận cũng như phản hồi lại lượng thức ăn tiếp nạp vào cơ thể. Thậm chí bé còn hay nuốt hơi vào trong dạ dày. Đó là lý do vì sao nhiều bé bú mẹ hay bị sặc sữa, nôn trớ.
Hiện tượng này thậm chí còn xảy ra đối với những bé lớn hơn khi được bú bổ sung sữa công thức.
Bên cạnh đó, bé bị nôn trớ có thể do trẻ đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì cơ thực quản chưa phát triển, nên không ngăn được thức ăn từ dạ dạy trào ngược lên nên đã gây ra hiện tượng nôn trớ.
Nếu bé chỉ bị nôn trớ bình thường thì không sao, còn nếu bé bị nôn trớ do trào ngược dạ dày thực quản thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở ý tế để khám và chữa trị sớm.
Nuốt là phản xạ tự nhiên khi bé bú mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên, nếu khoang miệng của bé thì nhỏ mà lượng sữa lại nhiều, bé có khả năng bị nôn ói. Đây là biểu hiện nôn sinh lý do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng.
Để tránh làm trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa, mẹ nên cho con bú từ từ, bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Đồng thời, chỉ nên cho bé nằm sau khi bú khoảng 15 phút. Với trẻ bú bình, thì các mẹ hãy nghiêng bình sữa sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.
Các mẹ nên chú ý khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật. Đây không phải là nôn sinh lý mà là dấu hiệu bệnh lý, liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa. Với những trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.
Bài viết trên vừa giúp các mẹ trả lời được câu hỏi vì sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa giới thiệu đến các mẹ một vài phương pháp xử lí khi trẻ bị ọc sữa. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn trong việc chăm con nhé!
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…