Categories: Mẹ và Bé

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và đặc biệt, những trẻ suy dinh dưỡng cơ thể suy yếu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến nặng, gây tử vong.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Nuôi dưỡng kém:

  • Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải nuôi nhân tạo.
  • Cho trẻ ăn nước cháo, ăn bột quá sớm.
  • Ăn sam muộn, cho trẻ ăn thiếu chất dinh dưỡng.
  • Cai sữa quá sớm.

Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn như: kiết lỵ, tiêu chảy, lao, giun sán… làm cho cơ thể suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài và đưa đến suy dinh dưỡng.
Trẻ đẻ non, đẻ yếu, chăm sóc kém, hoặc bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, não bẩm sinh… đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Các dấu hiệu để phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng

  • Trẻ không lên cân hoặc sụt cân nhiều hay ít là tùy theo mức độ suy dinh dưỡng. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng thấy đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống, nằm dưới giới hạn bình thường.
  • Lớp mỡ dưới da mỏng, cơ thể gầy yếu, các bắp thịt nhão.
  • Biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
  • Mệt mỏi, thờ ở với ngoại cảnh, hoặc kích thích, quấy khóc..
  • Trẻ có thể phù nề, ngoài da có những đám sắc tố, lở loét.
  • Tóc thưa, dễ rụng, mắt khô, nếu nặng có thể loét giác mạc dẫn đến mù mắt (do thiếu vitamin A) nhất là suy dinh dưỡng nặng.
  • Suy dinh dưỡng nặng có thế thiếu máu nhiều, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, rối loạn tim mạch, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ và dễ tử vong.

Điều trị và chăm sóc suy dinh dưỡng

Bảo đảm cho trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng

  • Nếu trẻ ăn không được, phải cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải cho trẻ ăn đủ, không kiêng khem để tránh tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm.

Bù nước bằng đường uống nếu trẻ bị tiêu chảy (cho uống Oresol).

Giữ ấm, đề phòng tình trạng hạ nhiệt đọ (mẹ bế ẵm và nằm cạnh mẹ, mặc ấm, ủ ấm bằng túi nước nóng).

Không để trễ đói, cho uống nước đường, sữa khi trẻ mệt để đề phòng trường hợp hạ đường huyết.

Phát hiện kịp thời và điều trị ngay các bệnh nhiễm khuẩn (nếu có) nhất là nhiễm khuẩn phổi.

Trường hợp suy dinh dưỡng nặng, phải đưa trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Đề phòng suy dinh dưỡng

  • Thực hiện sinh đễ có kế hoạch để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bảo đảm sức khỏe mẹ và con.
  • Khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái, đề phòng mắc các bệnh nhiễm khuẩn… tạo điều kiện cho thai nhi hình thành và phát triển tốt, tránh đẻ non, sảy thai hoặc suy dinh dưỡng bào thai…
  • Nuôi dưỡng trẻ đúng phương pháp: cho trẻ bú ngay sau khi đẻ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ. Từ tháng thứ 5, ngoài sữa mẹ phải cho ăn sam, kéo dài thời gian bú đến 18-24 tháng mới cai sữa. Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, gia đình trong hệ sinh thái VAC để bảo đảm cho trẻ dinh dưỡng tốt.
  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch quy định.
  • Điều trị kịp thời bệnh tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… loại trừ các nguy cơ gây suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng quá nặng, mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và có phác đồ tiểu chuẩn của các chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc trẻ chỉ suy dinh dưỡng ở cấp độ nhẹ, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago