Categories: Mẹ và Bé

Giúp trẻ vượt qua thời kì nổi loạn đầu tiên

Chúng ta thường nghe kể rằng khi lên 2 tuổi, trẻ sẽ trở nên rất đáng sợ. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ 2 tuổi, hiện tượng này có thể kéo dài từ 4 tháng đến 6 tháng và là thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ.  Vậy cha mẹ cần làm gì trong giai đoạn này

Trẻ 2 tuổi là thời kỳ trẻ bắt đầu tự lập, muốn rời khỏi vòng tay cha mẹ, tự mình làm mọi việc. Bất kể việc gì, trẻ cũng muốn được tự làm thử.Vì vậy, khi bị người lớn mắng “Con không được phép làm thế này, thế kia”, trẻ thường có những biểu hiện phản kháng. Hơn nữa, khi muốn tự mình làm gì đấy mà làm không được, trẻ sẽ phát cáu. Thậm chí, trẻ sẽ khóc ầm lên, lăn ra ăn vạ vì nhu cầu không được thỏa mãn.

Để có thể tránh được giai đoạn phản kháng đầu tiên này, cha mẹ phải dạy trẻ những điều đơn giản và vui vẻ, tập cho trẻ dần tự tin rằng mình có thể làm được. Và phải dạy thật đầy đủ từ vựng. Những trẻ có kỹ năng tốt và có vốn từ vựng phong phú sẽ vâng lời hơn, không quậy phá hay làm phiền.

Khi trẻ có thể tự làm tốt những việc lặt vặt trong sinh hoạt, sử dụng tốt các đó vật xung quanh và có thể truyền tải được cảm xúc, suy nghĩ của mình cho người khác một cách rõ ràng, trẻ sẽ thôi có biểu hiện phản kháng. Khi dạy con học, cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, cố gắng hiểu cảm xúc của con và dạy cho con những từ cần thiết để truyền đạt suy nghĩ. Nhưng chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ để vượt qua giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” một cách hoàn hảo được.

Khi con có thể truyền đạt được cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và trình bày được lý do tại sao mình lại muốn thế, thì mỗi ngày cả cha mẹ và con đều vui vẻ, thoải mái. Ngược lại, đối với những bé chậm phát triển khả năng giao tiếp, mỏi ngày sẽ thật khó khăn.

Cho dù cha mẹ có cố gắng cách mấy đi nữa, thì cũng không bao giờ hiểu hết được những cảm giác, suy nghĩ của con, nên phải lắng nghe những gì con muốn nói. Do vậy, nếu không thế truyền đạt rõ ràng những gì mình nghĩ, hay không đủ từ để thể hiện điều muốn nói, trẻ sẽ dễ gặp phải hiện tượng nhu cầu không được thỏa mãn. Song, nếu có thể hiểu rõ các từ vựng, trẻ sẽ hiểu rõ những gì cha mẹ nói, và khi đó cha mẹ không cần la mắng thì trẻ cũng có thể dễ dàng học hỏi các quy tắc ứng xử trong cuộc sống. Nên nhớ rằng cha mẹ không cần can thiệp vào những gì con làm, mà chỉ cần dõi theo con. Hãy giúp con tự tin rằng con có thể tự làm tốt mọi việc, hãy thoải mái trong việc nuôi dạy các thiên thần bé bỏng.

Vì vậy thời gian này, nếu cha mẹ nâng cao khả năng ngôn ngữ, năng lực xử lý mọi việc cho con, thì giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” và tình trạng phản kháng của con sẽ không xảy ra. Để giúp con hứng thú học hỏi nhiều hơn, cha mẹ tuyệt đối không được nói những câu như “con không được làm như thế”, vì như vậy sẽ khiến con mất hứng thú. Cha mẹ chỉ cần dõi theo, giúp con tự tin khi làm mọi việc và khen con làm tốt, điều này sẽ giúp con hứng thú hơn rất nhiều.

Tham khảo các loại sữa của Vinamilk

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago