Categories: Mẹ và Bé

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 1 – 3 tuổi

Sức khoẻ và tâm lý của trẻ từ 1 – 3 tuổi phát triển trên cơ sở dưới 1 tuổi. Giai đoạn này bé phát triển ngôn ngữ và hành động một cách mạnh mẽ. Các tư thế của bé cũng vững hơn, có khả năng nói các từ đơn và cảm xúc rõ hơn.

Các mẹ, các bố luôn phải quan sát con mình ở giai đoạn này, trong độ tuổi này nếu bé được quan tâm cẩn thận có khoa học, sau này sẽ hình thành tốt tư duy cho bé.

1. Phát triển hệ thống thần kinh:

Trẻ được 3 tuổi, đại não có thể lên tới một kg, bằng khoảng 75% trọng lượng đại não của người lớn, là giai đoạn mà não phát triển nhanh nhất. Kết cấu và chức năng của đại não lúc này càng phức tạp hơn, thể tích tế bào thần kinh tăng lớn, số lượng và chiều dài cũng tăng, dây thần kinh giãn ra theo các hướng khác nhau, chúng liên hệ với tế bào các khu não khác, và cũng tiếp nhận những tế bào não khác, hình thành mạng lưới gắn bó tế bào thần kinh đan xen phức tạp. Đồng thời hình thành bao tủy dây thần kinh, đánh dấu sự phát triển của đại não.

2. Phát triển về hành động:

Trẻ một tuổi đã có thể tự đi; trước một tuổi rưỡi có thể ngồi xổm, nhặt quả bóng nhỏ dưới đất lên, biết chạy nhưng chạy không vững; 1,5 – 2 tuổi có thể tự do lên xuống cầu thang, bước qua những vật cản nhỏ thấp, có thể tự mình dùng thìa để ăn cơm; 2 – 3 tuổi có thể đứng bằng một chân, nhảy hai chân, chạy bộ, tham gia các hoạt động có tổ chức, có khả năng tự lo liệu được sinh hoạt cơ bản như: dùng đũa để ăn cơm, tự mặc quần đùi, áo cộc tay và tất. Hai tay làm động tác tinh tế tương đối chính xác, khả năng phối hợp tay và mắt tăng mạnh.

3. Phát triển về ngôn ngữ:

1 – 1,5 tuổi là giai đoạn trẻ chính thức bắt đầu học nói, trước tiên là một số những âm tiết liên tục không có nghĩa. 1,5 ~ 2 tuổi có thể nói những từ đơn giản, có thể biểu đạt được ý của mình. 2 – 3 tuổi là thời kỳ quan trọng, trẻ có thể học khẩu ngữ, lượng từ vựng có thể đạt tới khoảng 1000 từ, kết cấu câu phát triển từ câu đơn giản đến câu phức tạp, số lượng câu tăng rõ rệt, nội dung biểu đạt cũng phong phú hơn. Qua ngôn ngữ có thể phản ánh mới quan hệ tương hỗ của nhân vật, biểu đạt khái niệm về thời gian. Giai đoạn này trẻ thích nói chuyện với người lớn, thích nghe người lớn kể chuyện và có thể hiểu được nội dung câu chuyện.

4. Phát triển sự hiểu biết:

Cảm giác của trẻ 2 – 3 tuổi dần có xu hướng tinh tế hơn, về mặt thị giác đã có thể phân biệt được màu sắc cơ bản, có khái niệm về không gian và thời gian, có thể chia ra trên dưới, trái phải, trước sau, xa gần, sáng chiều, nhưng vẫn không thể hiểu chính xác mới quan hệ không gian tương đối phức tạp. Khoảng một tuổi thì xuất hiện hồi ức, có thể đi tìm đồ chơi đã bị giấu, 2 tuổi có thể nhận ra sự vật đã gặp mấy tuần trước; 3 tuổi có thể nhận ra những sự vật đã gặp qua từ mấy tháng trước.

Hoạt động của trẻ trong thời kỳ này là tiền đề của tư duy, chỉ xuất hiện tư duy khi hành động, do vậy trẻ không suy nghĩ trong khi hành động, không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành động.

5. Phát triển về mặt tình cảm:

Trẻ lúc một tuổi chủ yếu biểu hiện ở sự lo lắng khi xa mẹ và sợ hãi khi gặp người lạ. Trẻ 2 – 3 tuổi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài các loại hoạt động về tinh thần phân hoá thêm một bước. Có thể thể hiện sự hớn hở khi vui mừng, hài lòng khi được khen, buồn phiền khi bị khiển trách, đau buồn khi bị uất ức. Đặc điểm của trẻ thời kỳ này là tinh thần không ổn định, thay đổi nhanh chóng giữa vui và buồn, khóc xong lại có thể cười ngay.

2 – 3 tuổi trẻ bắt đầu thể hiện ý thức hoạt động độc lập rất mạnh, muốn thoát khởi sự ràng buộc của người lớn.

6. Phát triển cá tính đặc trưng:

Trẻ trước 3 tuổi thể hiện rõ cá tính đặc trưng ở chỗ tính tò mò cao, hứng thú tìm hiểu môi trường xung quanh, làm việc một cách chủ động và độc lập, có tinh thần hợp tác, sức hoạt động tăng mạnh, phạm vi hoạt động cũng dần mở rộng. Những cá tính đặc trưng này ở thời kỳ sớm của trẻ là không ổn định, chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tính đặc trưng bố mẹ, cách giáo dục và môi trường bên ngoài. Phải chú ý giúp trẻ có phát huy mặt tốt, sửa chữa uốn nắn những mặt xấu thì mới có thể tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ ổn định, tốt đẹp.

Các bạn đã làm cha làm mẹ thì sẽ phải đồng hành cùng bé trong suốt thời gian bé trưởng thành, ngoài việc cho bé uống những loại sữa tốt nhất thì bạn sẽ là người hướng dẫn tới khi bé trưởng thành.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago