Categories: Mẹ và Bé

Sự phát triển của trẻ qua 6 thời kỳ

Từ khi còn là một bào thai trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành, trẻ em lớn lên và phát triển qua 6 thời kỳ, với những đặc điểm cơ thể khác hoàn toàn so với người lớn.

Mỗi thời kỳ trẻ sẽ có những đặc điểm sinh lý khác nhau. Vì vậy các bậc cha mẹ cần nhận biết được các đặc điểm đó để có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thích hợp.

1. Thời kỳ trong tử cung

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc thụ thai đến lúc sinh, giới hạn trung bình là 270 – 280 ngày. Đây là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi. Sự hình thành và phát triển đó hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Nếu người mẹ ăn uống đầy đủ, không kiêng khem quá mức, lao động nhẹ, sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái, tránh các bệnh nhiễm khuẩn… thì thai nhi sẽ phát triển rất tốt. Còn nếu trong thời kỳ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu, người mẹ bị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn do virus (như cúm, sốt phát ban…) có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thai nhi, dễ gây dị tật, sảy thai, đẻ non,… Do đó, muốn thai nhi phát triển tốt phải bảo vệ sức khỏe người mẹ có thai.

2. Thời kỳ sơ sinh

Thời kỳ này được tính kể từ lúc đẻ cho đến khi trẻ được 4 tuần. Đặc điểm sinh lý của quá trình này là sự thích nghi của trẻ đối với cuộc sống ngoài tử cung: trẻ bắt đầu thở bằng phổi, tiếng khóc chào đời cũng là hơi thở đầu tiên, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc, các bộ phận khác cũng hoạt động theo chức năng nhưng chưa hoàn chỉnh, hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày, cơ thể còn non nớt và yếu vì thế dễ bị bệnh . Trẻ sơ sinh rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, chủ yếu là nhiễm khuẩn da, rốn, phổi, tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu. Bệnh diễn biến rất nặng và dễ gây tử vong. Vì vậy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là khâu quan trọng nhất của người mẹ trong thời kỳ này.

3. Thời kỳ bú mẹ

Thời kỳ này diễn ra kể từ thời kỳ sơ sinh cho tới khi trẻ được 12 tháng. Đặc điểm sinh lý của thời kỳ này là: trẻ lớn rất nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao, vì vậy cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ, từ tháng thứ 5 trở đi. Tuy nhiên do cơ thể bé lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao, mà bộ máy tiêu hóa hoạt động còn yếu, nên trẻ dễ bị các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, viêm phổi nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt. Do đó, muốn trẻ ở lứa tuổi này phát triển tốt, khỏe mạnh cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ và cho ăn thêm đúng cách.

4. Thời kỳ răng sữa

Giới hạn thời kỳ này là từ 1 -7 tuổi. Trẻ sẽ phát triển nhanh về vận động và tinh thần: trẻ biết đi ,chạy; có thể tự phục vụ mình những việc đơn giản: xúc ăn bằng thìa, tự đi, mặc quần áo… Sáu tuổi trẻ có thể tập vẽ, tập viết, và có thể bắt đầu đi học lúc trẻ được 7 tuổi. Đặc biệt là trẻ rất thích tìm hiểu môi trường chung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, dễ bắt chước, vì vậy những tác động xấu tốt đều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

5. Thời kỳ thiếu niên

Giới hạn của thời kỳ này là từ 7 -15 tuổi. Đặc điểm sinh lý thời kỳ này là: chức năng các bộ phận đã hoàn chỉnh, hệ thống cơ phát triển mạnh, phát triển nhanh về trí tuệ, tinh thần, tính khéo léo, sáng tạo; tâm sinh lý giới tính đã phát triển một cách rõ rệt, răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa, trẻ dễ mắc các bệnh thấp tim và các bệnh do sai lầm về tư thế (gù, vẹo cột sống, cận thị, …)

6. Thời kỳ dậy thì

Giới hạn của thời kỳ này không cố định, tùy theo giới, đặc điểm cá biệt của từng trẻ và môi trường. Con gái bắt đầu dậy thì lúc 9 -12 tuổi và kết thúc lúc 17-18 tuổi. Còn con trai bắt đầu dậy thì lúc 10 -14 tuổi và kết thúc lúc 19-20 tuổi. Đặc điểm sinh lý của thời kỳ này là : trẻ lớn nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lý; hoạt động nội tiết, sinh dục chiếm ưu thế, chức năng sinh dục trưởng thành…

Mỗi giai đoạn phát triển sẽ tương ứng với những đặc điểm khác nhau, do đó, các bậc cha mẹ cần dựa vào những đặc điểm này để có những chế độ chăm sóc cũng như giáo dục phù hợp. Trong 6 thời kỳ trên, thì thời kỳ bú mẹ và thời kỳ răng sữa là hai thời kỳ các bậc cha mẹ cần chú ý nhất về chế độ dinh dưỡng cũng giáo dục, vì nó làm nền tảng và quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ. Bên cạnh những thực phẩm tự nhiên thì sữa cũng là một nguồn dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sự phát triển của bé trong hai giai đoạn này. Để lựa chọn được loại sữa với hàm lượng dinh dưỡng cao, mẹ có thể tham khảo tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago