Trí tưởng tượng và sự tự tin là vấn đề thiết yếu đối với trẻ. Nếu có khả năng tượng tưởng phong phú sẽ giúp trẻ phát huy được sự sáng tạo tốt và tự tin làm những việc mà trẻ muốn.
Vậy làm sao có thể bồi dưỡng trí tưởng tượng cũng như sự tự tin ở bé?
Sự tưởng tượng của trẻ rộng mà không sâu, đơn giản mà không ổn định. Đồ chơi và trò chơi là một phương pháp hiệu quả để mở rộng thêm trí tưởng tượng của trẻ. Âm nhạc có thể gợi lên tư duy của trẻ, thúc đẩy trí tưởng tượng. Trẻ 2-3 tuổi rất thích vẽ, 2 tuổi trở đi có thể dạy trẻ vẽ những đường thẳng, vòng tròn. Để trẻ vẽ mắt, mồm, mũi vào trong vòng tròn. Vẽ thân cây, để trẻ vẽ nhánh cây, lá cây. Vẽ nhà, để trẻ vẽ cửa, cửa sổ. Vẽ cá bơi trong nước, vẽ chim bay trên trời, vẽ ô tô chạy trên đường, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng từ trong hình vẽ.
Màu sắc rực rỡ của thế giới tự nhiên là nguồn tưởng tượng của trẻ. cần để trẻ xem mưa, gió, sấm, chớp, xem chim bay, mặt trời lặn và mọc, mặt trăng, sao…, thường xuyên giải thích các hiện tượng này cho trẻ. Đèn điện, điện thoại, vô tuyến trong phòng, trẻ được biết trong tiếp xúc hàng ngày. Những việc này sẽ để lại cho trẻ những ký ức thú vị, cha mẹ thường xuyên khơi gợi, giúp trẻ phát triển trí tương tượng.
Để trẻ tự hoạt động, vui chơi tự do tự chủ, là điều kiện không thể thiếu trong việc rèn luyện cho trẻ lòng tự tin. Nếu trong quá trình phát triển các động tác như: giơ tay ra lấy đồ, lẫy, ngồi, bò, đứng và đi…, mà cha mẹ không kịp thời giúp đỡ hoặc động viên trẻ, hoặc không yên tâm sợ trẻ ngã mà bảo vệ một cách thái quá, hoặc nghiêm cấm, thậm chí hù doạ trẻ… lâu ngày sẽ tạo cho trẻ tính nhát gan, yếu đuổi, không cầu tiến.
Do vậy, cha mẹ nên tìm hiểu quá trình phát triển sinh lý của trẻ, dạy bảo và động viên trẻ thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Trong điều kiện an toàn, hãy để trẻ lẫy, lăn, bò, đi, chập chững đứng lên. Khi trẻ ngã phải động viên để trẻ không khóc, động viên trẻ đứng lên đi lại. Sau khi trẻ biết trượt cầu trượt, biết đánh đu nên động viên trẻ tự mình trượt xuống, tự mình lên xích đu. Hàng ngày những đồ dùng mà bản thân trẻ cần, nếu có thể lấy được nên để tự trẻ lấy, đồ rơi xuống đất nên để trẻ tự nhặt lên. Dạy trẻ cầm thìa, cầm bình, tự uống nước, ăn cơm, dù trẻ có thể làm cơm dính đầy mặt và quần áo. Cẩn thận dạy trẻ làm những việc mà trẻ muốn làm, nếu trẻ không biết làm có thế giúp trẻ, trẻ làm không tốt thì động viên trẻ làm lại lần nữa. Dạy và giúp trẻ nhiều lần, khi trẻ tự mình làm được thì trẻ sẽ tự tin và vui sướng muốn làm tiếp.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…