Categories: Mẹ và Bé

Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ của trẻ trên 1 tuổi

Giai đoạn quan trọng của việc phát triện ngôn ngữ ở trẻ là từ 9 đến 24 tháng, vì vậy ở giai đoạn này cha mẹ phải chú ý tạo môi trường và khả năng nghe tốt cho trẻ.

Khả năng ngôn ngữ

Bao gồm 2 phương diện: hiểu và diễn đạt. Chữ viết, âm thanh, tín hiệu thị giác và ra hiệu bằng tay đều thuộc phạm trù ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ sinh ra và phát triển theo sự phát triển của đại não và sự phong phú của cuộc sống xã hội. Sự phát triển vê khẩu ngữ của trẻ trải qua 3 giai đoạn: kêu, phát âm bập bõm và nói. Hiểu trước, diễn đạt sau, phát âm trước, sau có thể dùng từ và câu.

Do vậy, trẻ sinh ra được 1 – 2 tháng thì nên nói chuyện với trẻ, 3 tháng có thể dạy trẻ phát âm, như lặp lại nhiều lần từ “măm, măm”, đến 6 tháng lặp lại nhiều lần từ “ba, mẹ, bà”. Chỉ cho trẻ những tấm hình, đồ chơi hoặc đồ dùng sặc sỡ, tạo nhiều cơ hội nghe, nhìn, sờ cho trẻ. Ngoài ra, huấn luyện khả năng nghe nhìn và khả năng phản ứng linh hoạt đại não của trẻ qua việc kích thích âm thanh, hình dáng, màu sắc. Qua mỗi sự việc trong cuộc sống đều có thể nói với trẻ đây là việc gì? Như việc mặc quần áo, đi ngủ, mở cửa, tắt đèn…

Luyện âm thanh cho bé

Trẻ sau một tuổi bắt đầu bắt chước phát âm của cha mẹ, có thể dạy trẻ học tiếng những con vật nhỏ kêu, đọc đồng dao, nói về tranh, đọc sách cho trẻ. Khi trẻ phát âm chuẩn, phải lập tức khen thưởng, để trẻ cảm thấy vui. Đến khi 2 tuổi trở lên, trẻ đã có thể nói chuyện được với người lớn, nên dạy cho trẻ biết phân biệt được tên gọi của các bộ phận trên cơ thể, tên gọi của những đồ thường dùng và đồ chơi. Kể chuyện, xem những bộ phim trẻ con, số ngữ âm và nghĩa từ được liên kết lại và tồn tại trong ký ức của trẻ, số lượng càng ngày càng tăng, và làm từ vựng cho trẻ sử dụng sau này.

Chơi trò chơi cùng trẻ, đưa trẻ ra ngoài chơi… để mở rộng tầm nhìn của trẻ, tạo cơ hội tốt làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ. Việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ của trẻ phải tiến hành dần từng bước. Kể chuyện cho trẻ nghe phải có thanh có sắc, có sức thu hút, lôi cuốn, lặp đi lặp lại nhiều lần, mới có thể làm cho trẻ nảy sinh hứng thú với việc học tiếng. Cha mẹ, bảo mẫu là nhân tố quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ người lớn không chỉ cần nói nhiều, mà khi nói còn phải dùng thái độ thân thiết, thương yêu vỗ về, miêu tả hình tượng phải sống động, hoạt bát, làm dấy lên tinh thần vui vẻ và tình cảm phong phú của trẻ.

Quá trình dạy nói cũng là quá trình rèn luyện tố chất tốt cho trẻ. Diễn đạt ngôn ngữ trong tình tiết câu chuyện, có yêu thương, thân thiện, lịch sự, hợp tác; có đạo lý qua tìm hiểu nhân vật và sự vật; có bí hiểm của tự nhiên, khoa học; có sửa chữa sai lầm và khích lệ. Những điều này đều có tác dụng giáo dục tốt đối với trẻ. Tham khảo thêm ở đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago