Categories: Mẹ và Bé

Những nỗi sợ thường gặp ở trẻ nhỏ – Phần 2

Có những thứ xung quanh tuy rất bình thường nhưng vẫn làm bé sợ hãi. Sự sợ hãi đó có thể do tâm lý trẻ nhỏ chưa ổn định và nếu tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nỗi sợ tiềm ẩn trong tâm trí của bé.

Vậy biện pháp giúp bé thoát hỏi nỗi sợ là gì?

Sợ chó, sợ mèo:

  • Tìm ra nguyên nhân, nếu trẻ sợ mèo do các chuyện bịa đặt gây ra thì không ngại gì mà không giúp trẻ tìm hiểu sự thật, xoá đi cảm giác sợ hãi.
  • Đưa trẻ đến nhà bạn bè quan sát, tiếp xúc với những con vật nhỏ hiền lành như chó, mèo, rèn cho chúng sự mạnh dạn, không sợ động vật.
  • So sánh một chút về sự khác biệt giữa động vật và đồ chơi, tăng thêm hứng thú của trẻ đối với những động vật này.
  • Nói để trẻ hiểu rằng mèo và chó đều là bạn của chúng ta, khi chúng ta vắng nhà, chó sẽ trông nhà cho chúng ta, mèo sẽ giúp chúng ta đuổi con chuột ăn trộm gạo, bánh.
  • Giới thiệu một chút về thói quen của chó và mèo, nói rõ chó, mèo cắn người là để bảo vệ bản thân khi con người làm tổn hại đến chúng. Trẻ con không làm hại chúng, thì chúng sẽ chơi với trẻ rất vui vẻ.

Đương nhiên, khi để trẻ tiếp xúc với động vật, phải chú ý xem con vật đó có sạch sẽ không, tính tình hiền lành hay không? Cho trẻ tiếp xúc nhiều với chó và mèo, cảm giác sợ sệt sẽ tự nhiên mất đi.

Nỗi sợ khiến bé dễ phân tâm

Nhiều cha mẹ phàn nàn rằng con cái mình không chuyên tâm, không biết làm thế nào khiến chúng yên ổn. Đối với tất cả mọi việc chúng đều không nỗ lực hết mình. Nguyên nhân là do:

  • Trẻ thiếu hứng thú đối với mọi việc.
  • Sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi lẫn lộn, kích thích đến từ bên ngoài quá nhiều, quá mạnh.
  • Nhận được sự chăm sóc và bảo vệ thái quá.
  • Cha mẹ thao túng trẻ một cách quá đáng, yêu cầu quá cao khiến trẻ thiếu lòng tự tin.
  • Bản thân cha mẹ không làm gương
  • Tính cách cấp tiến, không ổn định
  • Trẻ trí tuệ phát triển quá cao
  • Sức chú ý không tập trung.
  • Phương pháp xử lý việc trẻ dễ phân tâm

Giúp trẻ tăng thêm hứng thú: Khi đứa trẻ đang hào hứng làm việc, đừng làm phiền hay cản trở nó, để nó chuyên tâm vào hoàn tất công việc, và có thể dạy cho trẻ ý thức làm việc không được bỏ nửa chừng.

  • Tránh chăm sóc và bảo vệ trẻ quá đáng, cho trẻ cơ hội tự làm.
  • Chú ý đến khả năng và mức độ trưởng thành trí tuệ của trẻ, sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi thích hợp, tránh giao cho trẻ công việc quá khó.
  • Mục đích của mỗi một công việc đều phải đơn giản, nếu không dễ làm cho trẻ phân tâm.
  • Phải để trẻ rõ đạo lý việc hôm nay chớ để ngày mai.
  • Cho trẻ có không gian riêng, tránh phân tán sự chú ý của trẻ.
  • Lấy bản thân làm gương để giúp trẻ thay đổi.

Tham khảo thêm ở đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago