Khi lớn thêm một chút, trẻ sẽ càng tỏ ra thèm thuồng hơn những món trên mâm cơm của bạn. Và bạn cũng sẽ háo hức, bổ sung nhiều loại thức ăn trong chế độ ăn của trẻ. Nhưng không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng đều an toàn đối với con bạn. Vài loại này có thể khiến con bạn nghẹn cổ, còn vài loại khác sẽ gây dị ứng bất ngờ.
Có những loại thực phẩm không an toàn đối với trẻ tùy theo từng lứa tuổi. Cho dù con bạn thành thạo hơn trong việc ăn uống, nhưng vẫn có lúc trẻ có thể bị nghẹn cổ khi ăn. Do đó, bạn cần tránh những thực phẩm đã liệt kê ở trên và chú ý những điều dưới đây:
Dù bé ăn uống thành thạo hơn trước nhưng bạn hãy luôn chú ý những loại thức ăn có thể khiến con bạn bị nghẹn cổ. Hãy cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ và xay nhuyễn, đặc biệt là nho và bánh hot dog, chúng có thể gây trở ngại cho hô hấp của trẻ. Không nên cho con bạn ăn bắp rang nở, quả hạch nguyên hột và kẹo cao su.
Bao gồm sự nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, sưng tấy trên cơ thể, đau bụng, ho, cáu kỉnh, trương khí quá mức, viêm thanh quản, ngứa, chảy nước muỗi, hơi thở ngắn, bụng phồng và thở khò khè. Những triệu chứng này phần lớn thường cho thấy trong vòng một vài giờ sau khi trẻ ăn uống. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang có phản ứng xấu trước loại thực phẩm nào đó mà chúng đã ăn.
Đối với những gia đình dễ bị dị ứng thức ăn, tốt hơn hết, nên chờ tới khi trẻ lớn hơn 3 tuổi, lúc ấy hãy tập cho trẻ làm quen với những thực phẩm dễ gây dị ứng như quả hạch và động vật có vỏ.
Khi con bạn lớn lên, bé sẽ trở nên tự lập hơn. Tới tuổi lên bốn, bé có thể sẽ tự ăn, rửa ráy, mặc quần áo được một mình và bé có thể biết bày tỏ ý kiến về những quần áo và thức ăn bé thích hoặc không thích. Các nhu cầu vật chất của bé không còn làm cho bạn mất nhiều thì giờ như trước nữa. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé cũng hoàn thiện hơn, sẽ tiêu hóa tốt những thực phẩm cứng, và có hệ miễn dịch tốt để phản kháng lại mầm bệnh hay tránh những di ứng mà ngày xưa bé hay mắc phải. Vai trò của bạn trong việc chăm sóc hàng ngày là giữ cho bé được khỏe mạnh bằng cách đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày và chăm sóc cho bé được khỏe mạnh.
Tham khảo các loại thức ăn ăn dặm cho bé ở đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…