Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Bởi vì các mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu phát triển một cách tốt nhất. Vì vậy chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến việc nuôi bé ăn dặm để các mẹ tham khảo.
Trong muối ăn chứa natri, calo, hai chất này đều là chất khoáng cần thiết cho cơ thể người. Nhưng ở trẻ thì thận phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Như vậy sự bài tiết sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu – một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.
Đường là chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, đại bộ phận năng lượng cần thiết cho các cơ quan tổ chức trong cơ thể do đường cung cấp. Tuy vậy, cũng không nên ăn quá nhiều. Trẻ nhỏ mà ăn nhiều đường, lại không chú ý đến vệ sinh răng miệng, dễ sinh ra sâu răng. Đồng thời ăn nhiều đường sẽ gây mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng, phần đường quá nhiều trong cơ thể không thể chuyển biến thành prôtêin, mà chỉ có thể biến thành mỡ tích trữ trong cơ thể. Cho nên ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến bé béo mập.
Tỷ lệ chất béo và đường trong chocolate rất cao, trong khi tỷ lệ protein rất ít. Ngoài ra trong chocolate còn chứa các chất như cocain, caffein, mà trong những thực phẩm thông thường khác có rất ít. Vì vậy thường xuyên ăn nhiều chocolate sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ protein, vitamin và các muối vô cơ. Do chocolate chứa nhiều chất béo, trẻ ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, cơ thể tích tụ một lượng mỡ lớn, tăng thêm gánh nặng cho tim, có thể đẩy mạnh nguy cơ xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Và các chất cocain, caffein trong chocolate sẽ làm cho tim đập nhanh và làm hưng phấn đại não, trẻ em sau khi ăn nhiều sẽ khóc nhiều, quấy nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hoá của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị. Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi…
Y học hiện đại cho rằng trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường.
Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tông hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chê và thử nghiệm nghiêm ngặt, trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ cho phép.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hoá bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý. Còn nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo, việc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mác bệnh đa dộng.
Để tham khảo thêm bột ăn dặm tốt nhất cho bé, các mẹ vui lòng nhấp Tại Đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…