Categories: Mẹ và Bé

Những mũi tiêm phòng vắc-xin không thể bỏ qua cho trẻ trong 6 tháng đầu

Tiêm phòng vắc-xin là một trong những việc vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, vậy các mẹ đã biết  cần lưu ý những gì khi tiêm phòng vắc-xin cho trẻ chưa?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ khi được từ 1 đến 6 tháng tuổi

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi

* Sau khi sinh:

Trong vòng 24 giờ sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

* Trẻ dưới 1 tháng tuổi:

Tiêm phòng BCG – vắc-xin sống giảm độc lực được sản xuất từ chủng vi khuẩn lao Calmette – Guérin để ngăn ngừa bệnh lao phổi.

* Trẻ được 2 tháng tuổi:

– Tiêm phòng vắc-xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 1 (vắc-xin 5 trong 1).

– Uống vắc-xin Bại liệt lần 1.

* Trẻ 3 tháng tuổi:

– Tiêm phòng vắc-xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 2 (vắc-xin 5 trong 1).

– Uống vắc-xin Bại liệt lần 2.

* Trẻ 4 tháng tuổi

– Tiêm phòng vắc-xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 3 (vắc-xin 5 trong 1).

– Uống vắc-xin Bại liệt lần 3.

Cơ chế hoạt động của vắc-xin?

Các mẹ có biết, khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và phát tán nhanh chóng. Sự xâm lược của các vi khuẩn làm trẻ bị bệnh. Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Khi cơ thể đã đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai. Vắc-xin cũng hoạt động tương tự như vậy.

Những điều mẹ cần biết về vắc-xin?

Vắc-xin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bé bằng cách làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh tật. Do đó, sau khi được tiêm phòng, một số trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, tuy nhiên những triệu chứng này khá bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Cần lưu ý những gì khi đưa bé đi tiêm phòng?

Thông thường, phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm phòng ở trẻ nhỏ là dấu hiệu bị sốt nhẹ (dưới 38.5 độ), đau và sưng tại vết tiêm, trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Tuy nhiên, hững phản ứng này sẽ sớm tự hết trong vòng 1-2 ngày. Các mẹ lưu ý, không nên đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm để tránh tình trạng bé bị nhiễm trùng và làm giảm tác dụng của vắc xin.

Trường hợp trẻ có những triệu chứng bất thường như: sốt cao (hơn 39ºC) và kéo dài, viêm tấy nặng, nổi hạch ở nách, bị phát ban,… sau khi tiêm phòng vắc-xin thì hãy lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để khám chữa kịp thời.

Bấm vào đây để tham khảo sữa cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago