Categories: Mẹ và Bé

Những lưu ý quan trọng trong vấn đề ăn dặm của trẻ mà mẹ không nên bỏ qua

Cơ thể trẻ luôn hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tươi sống một cách tối đa và nếu mẹ muốn sức khỏe con được đảm bảo trong quá trình ăn dặm cần phải tuân thủ một số nguyên tắc “bất di bất dịch” …

Không gì bằng thực phẩm tươi

Chẳng ai phủ nhận ưu điểm của đồ hộp là tiết kiệm thời gian, nhưng để chăm sóc bé phát triển cho ý muốn thì không gì bằng thực phẩm tươi sống. Và khi con bắt đầu ăn dặm, nên tập cho trẻ thưởng thức những món từ rau, củ, các loại đậu, bột, gạo, sữa, thịt, cá, trứng…Bé thông minh hay không phụ thuộc vào đôi tay khéo léo, tinh tế của các bà mẹ khi nấu ăn

Lý do để chọn thực phẩm tươi, sống

Thực phẩm tươi sống chứa nhiều dưỡng chất như: vitamin, chất sắt, protein, kẽm…
Thực phẩm đóng hộp là một trong những thủ phạm gây ra bệnh béo phì ở trẻ, nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài. Mặt khác, khi chế biến đồ hộp, lượng vitamin, chất bổ dưỡng, năng lượng…có trong rau quả, thịt, cá sẽ bị giảm so với thực phẩm tươi.
Thực phẩm tươi sống do các bà nấu thường được tổng hợp từ nhiều loại rau củ, hoa quả, thịt, cá…nếu được tiếp xúc đa dạng thực phẩm ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ dễ thích nghi vơi đa dạng dưỡng chất, giúp trẻ có sức đề kháng tốt.
Khi chế biến, mỗi loại thực phẩm tươi sống đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Mùi vị đó sẽ kích thích bé thèm ăn hơn.
Chi phí cho món ăn nấu từ nguyên liệu tươi luôn rẻ hơn loại chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
Các nhà sản xuất đồ hộp ít sử dụng các loại màu tự nhiên như gấc, nghệ, lá cẩm…vì chi phí cao, dẫn đến ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

Để đảm bảo sức khỏe và cơ thể trẻ được tiếp nạp dinh dưỡng từ thực phẩm tối đa, cần cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng việc thực hiện tốt những nguyên tắc sau:

  • Không nên cho trẻ dùng thức ăn sống hoặc lạnh: do đường ruột của trẻ còn yếu, khó tiêu hóa.
  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá ngọt: thức ăn ngọt có thể làm trẻ lười ăn uống, cơ thể thiếu chất, tinh thần mệt mỏi, lại không tốt cho xương.
  • Không nên cho trẻ ăn quá mặn: tránh việc làm tăng gánh nặng cho tim và thận, đây cũng còn là nguyên nhân khiến trẻ giảm sức đề kháng.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều mỡ động vật: vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi.
  • Không nên cho trẻ uống nước có gas: Vì với loại nước uống này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và dạ dày của trẻ.
  • Không nên cho trẻ dùng nhều sữa đặc có đường. Bởi loại sữa này có hàm lượng đường và độ dinh dưỡng rất cao, khó hấp thu, uống nhiều gây hại cho dạ dày.
  • Không nên cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi uống nước trái cây. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi chỉ cần uống 120ml/ngày. Và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên xay nhuyễn trái cây làm sinh tố hơn là dùng nước ép.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chất phụ gia: Vì sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu.
  • Không nên  cho trẻ ăn liên tục 3 ngày một thứ thức ăn.

Chúc các mẹ luôn thành công trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con yêu!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago