Vì trẻ có hệ tiêu hóa yếu, dễ phản ứng với thực phẩm, nhất là sữa bột. Nên mẹ cần chú ý một vài chi tiết quan trọng sau khi cho con uống sữa bột.
1. Khi nào nên sữa cho trẻ
- Khi thấy trẻ có triệu chứng ói, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân do uống loại sữa không phù hợp với cơ thể, các mẹ nên đổi ngay hãng sữa khác. Chọn đúng loại sữa theo tuổi của bé, vì mỗi độ tuổi có hệ thống phát triển, tiêu hóa, vận động, bệnh lý, khả năng hấp thu khác nhau và mỗi nhà sản xuất có những công thức sữa riêng cho từng độ tuổi.
- Nếu thấy trẻ uống sữa trong 1 thời gian dài mà không có hiệu quả đối với cơ thể, không thấy trẻ phát triển thêm thì mẹ phải chuyển sang sữa khác. Mẹ nên chọn những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng.
- Việc trẻ hợp với sữa mới hay không phải chờ tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó.
- Các mẹ không nên đổi liên tục sữa cho trẻ vì trẻ cần có thời gian thích nghi các loại sữa. Nên nếu đổi thường xuyên, trẻ không hấp thu kịp thời chất dinh dưỡng dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
2. Không nên uống 1 lúc quá nhiều sữa
Các mẹ thường muốn con mình được hưởng những vi chất, khoáng chất, vitamin tốt nhất cho cơ thể nên nghĩ rằng cho bé uống kết hợp nhiều loại sữa khác nhau để bổ sung các chất dinh dưỡng đó. Nhưng việc làm như vậy vô tình khiến bé bị dị ứng sữa.
3. Không cùng lúc pha chung 2 loại sữa
Mỗi loại sữa bột cho trẻ em có công thức chế biến khác nhau để tùy vào thể trạng của từng bé. Nếu pha lẫn vào nhau trong 1 bình cho bé uống, các chất ấy sẽ bị rối loạn, tạo ra phản ứng không tốt, thậm chí gây nguy hiểm tới đường ruột của trẻ.
4. Không dùng nước quá nóng hay quá nguội để pha sữa:
- Bất kỳ thực phẩm nào khi nấu trong nhiệt độ quá cao cũng làm mất đi các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tương tự với sữa, khi mẹ pha sữa bột cho trẻ bằng nước quá sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy, làm sữa bị vón cục và bé bị phỏng miệng và họng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon và cũng không diệt được những vi khuẩn sót lại trong bột sữa.
- Theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa uống sữa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Không dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa:
- Do sữa được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng, dù làm nguội bình sữa bên ngoài nhưng những khu vực nhỏ của bình vẫn còn nóng, các mẹ không biết mà cho con uống sẽ dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ.
- Quá trình làm nóng sẽ khiến cho hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn tốt cho trẻ nữa.
- Có một số lời khuyên cho rằng nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh trẻ bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
- Cách điểu chỉnh nhiệt độ sữa tốt nhất là ngâm trong xô nước nóng trong 10 phút nếu sữa bị nguội.
6. Không cho trẻ uống sữa còn dư:
- Nhiều mẹ không có nhiều thời gian để pha sữa cho con nên thường pha 1 bình lớn rồi trữ trong tủ lạnh, khi nào trẻ cần lấy ra hâm lại. Điều này sẽ làm các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi do hâm đi hâm lại nhiều lần
- Có 1 số trẻ uống không hết, mẹ tiếc sữa không muốn bỏ nên để lại cho con uống tiếp nhưng làm vậy sẽ khiến trẻ bị bệnh đường ruột. Vì khi trẻ đã uống, lượng vi khuẩn từ bên ngoài đã xâm nhập lên núm vú cao su và đi vao trong sữa, nếu cho trẻ uống lại mà không thay mới, vô tình gây hại cho trẻ.
- Các mẹ nên thay sữa mới hoàn toàn trước khi cho trẻ uống, không nên tiếc sữa mà làm hại tới sức khỏe của con.