Categories: Mẹ và Bé

Những điều cần chú ý khi tiêm phòng vắc- xin cho bé

Mỗi đứa trẻ đều phải được tiêm chủng đủ các mũi vắc- xin cần thiết theo qui định của nhà nước. Tuy nhiên đã có không ít trường hợp trẻ gặp những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong sau khi tiêm chủng. Do đó để hạn chế được những trường hợp này. Mẹ cần chú ý những vấn đề sau khi đưa bé đi tiêm vắc- xin

Trước khi tiêm chủng

Trước khi đưa bé đi tiêm chủng không nên cho bé bú quá no cũng không nên cho bé để bụng đói, vì sau khi tiêm chủng sẽ làm hạ đường huyết của bé. Ngoài ra mẹ cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết chích gây nên nhiễm trùng. Cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng như sốt, dị ứng của trẻ ở lần tiêm trước để bác sĩ có thể nắm được tình hình cơ thể bé phản ứng với thuốc và có những cách xử lí kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.

Sau khi tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng cho bé, mẹ không nên dẫn bé về ngay mà nên ở lại cơ sở tiêm phòng 30 phút để theo dõi tình trạng của bé tránh trường hợp sốc phản vệ

Nếu như thấy bé không có bất kì dấu hiệu thay đổi nào thì mẹ có thể đưa bé về nhà tiếp tục theo dõi. Cần quan sát xem bé có bị sốt hay không, có dấu hiệu bất thường nào trên da hay không, có bú bình thường không, đi phân thế nào. Một số trường hợp, do cơ địa bé nhạy cảm mà vết chích xuất hiện cục u lớn, nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi chúng sẽ tự biến mất trong vòng 6 đến 8 tiếng. Mẹ có thể dùng đá chườm vào cục u đó giúp bé giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả. Những trường hợp bé bị sốt mẹ có thể dùng nước ấm lau người cho bé cùng với việc cho bé uống thuốc hạ sốt, rất nhanh cơn sốt sẽ được giảm.

Những trường hợp nào cần đưa bé đến bệnh viện

– Khi thấy bé sốt cao trên 39 độ kéo dài từ 1-2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo việc quấy khóc, da tím tái  thì cần đưa bé ngay đến bệnh viện

– Bé khó thở, thở dốc thì cần được hỗ trợ hô hấp cho bé ngay

– Bé khóc hơn 3 giờ liên tục kéo dài 1-2 ngày sau khi tiêm phòng, hay khóc suốt, không ăn, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện

– Bé có biểu hiện co giật, thường là co giật toàn thân thì cần được hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đàm hay uống thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ

Tùy theo thể trạng của mỗi bé, mà sau khi tiêm phòng vắc xin có những triệu chứng và mức độ khác nhau. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát và chăm sóc trẻ chu đáo sau khi tiêm phòng. Khi thấy những triệu chứng bất thường kéo dài từ 1-2 ngày cần đưa bé đến bệnh viện để kịp thời điều trị tránh gây tử vong cho bé.

Tham khảo sữa cho bé ở đây

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago