Categories: Mẹ và Bé

Những dấu hiệu nguy hiểm trong hoạt động ăn uống của bé

Khi trẻ lớn lên một chút, trẻ sẽ tỏ ra tò mò, thích thú với những món trên mâm cơm của bạn và bạn cũng có xu hướng muốn bổ sung nhiều loại thức ăn trong chế độ ăn của bé, nhưng không phải thức ăn nào cũng an toàn với trẻ.

Tùy vào từng độ tuổi sẽ có những loại thức ăn không an toàn cho bé trong độ tuổi đó. Cho dù con bạn thành thạo hơn trong việc ăn uống nhưng vẫn không tránh được những triệu chứng bất thường do thức ăn gây ra, đặc biệt là nghẹn cổ và dị ứng với thức ăn.

1. Bé bị nghẹn cổ

Bé nhà bạn tuy đã thành thạo trong việc ăn uống nhưng vẫn không tránh khỏi những lúc bị nghẹn cổ. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý nhiều hơn trong bữa ăn của bé. Mẹ cần khuyến khích bé ngồi yên một chỗ khi ăn, việc vừa ăn vừa chạy nhảy khắp nơi có thể khiến trẻ không nhai kĩ thức ăn, thức ăn chưa tiêu hóa kịp đã bị sốc trở ngược lại do chạy nhảy quá nhiều. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc, nên tập cho trẻ nhai kĩ, nuốt chậm, ăn từng miếng một. Ngoài ra, để tránh cho bé bị nghẹn cổ khi ăn, mẹ cũng cần kỹ lưỡng trong việc chế biến các món ăn, nên cắt thức ăn thành các miếng nhỏ, vừa miệng bé, đặc biệt là nho khô, xúc xích, bánh mì, vì những thức ăn này có thể gây trở ngại cho hô hấp của bé. Không nên cho con ăn bắp rang nở, quả hạch nguyên hột, kẹo chewing gum…

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng với thức ăn

Nhìn chung, phần lớn trẻ sẽ không còn dị ứng với thức ăn vào lúc trẻ được 3 tuổi. Nhưng không phải vì vậy mà trẻ có thể hấp thụ hết hoàn toàn các loại thức ăn khác nhau. Điều này cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Khi trẻ bị dị ứng, trẻ thường kèm theo các dấu hiệu như: nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, đau bụng, cáu kỉnh, trướng khí, viêm thanh quản, chảy nước mũi, hơi thở ngắn, bụng phồng và thở khò khè. Những triệu chứng này thường thấy trong vòng một vài giờ đồng hồ sau khi trẻ ăn uống. Khi mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu này mẹ cần đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viên gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Để tránh việc trẻ bị dị ứng mẹ cần xem xét lại chế độ ăn mà mình đã xây dựng cho bé. Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện, mẹ chỉ nên cho bé ăn những thực phẩm lành tính an toàn, tránh cho bé dùng những thực phẩm có khả năng gây ra dị ứng cao. Việc loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng cho bé có thể gây ra việc mất cân bằng dinh dưỡng, vì thế mẹ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trong việc xây dựng khẩu phần ăn của bé để đảm bảo sức khỏe của bé được an toàn.

Đối với những bé bị dị ứng sữa, mẹ nên xem xét kỹ thành phần dinh dưỡng có trong sữa trước khi cho con sử dụng. Nếu mua về bé vẫn dị ứng thì mẹ cần đổi sữa cho bé. Mẹ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia hoặc tham khảo thêm tại đây để có sự lựa chọn an toàn cho bé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago