Categories: Mẹ và Bé

Hiện tượng thích ăn thức ăn lạ ở trẻ nhỏ

Hiện tượng thích ăn thức ăn lạ là việc trẻ thích ăn những loại thức ăn không có giá trị dinh dưỡng, thậm chí có thể cho toàn bộ vật lạ mà chúng cầm được vào miệng ngậm, hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.

Do vậy trước 2 tuổi nói chung không chẩn đoán được chứng ăn bệnh thức ăn lạ, trừ khi hành vi ăn thức ăn lạ không phù hợp với giai đoạn phát triển thì lúc này phải nghĩ đến việc chẩn đoán và chữa trị. Phát bệnh nhiều ở giai đoạn trẻ nhỏ, trẻ ở giai đoạn đi học ít thấy, bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.

Hành vi:

Nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa rõ ràng, khả năng có liên quan đến các nhân tố như: hành vi quen thuộc, thiếu chất dinh dưỡng nào đó, thần kinh rối loạn…

Trẻ mắc chứng bệnh này thích ăn những thức ăn như xỉ than, đất sét, vữa tường, cát, xà phòng bánh, tóc, quần áo, giấy, sơn… thậm chí cả phân. Đối với những vật nhỏ chúng có thể nuốt, những vật tương đối lớn thì liếm mút hoặc ngậm trong mồm. Trẻ bệnh thường không nghe lời khuyên dạy của cha mẹ, trốn cha mẹ nấp vào bóng tối để ăn.

Hậu quả:

Nuốt những thức ăn lạ, có thể gây ra những hậu quả khác nhau: nuốt phải tro, sơn có thể bị trúng độc chì, nuốt phải một lượng lớn phân hoặc đồ ô nhiễm có thể mắc phải bệnh ký sinh trùng; nuốt phải đất sét sẽ dẫn đến thiếu máu; nuốt phải vật nhọn, sắc bén sẽ làm xước hoặc thủng đường tiêu hoá; nuốt phải tóc, quần áo, sỏi có thể dẫn đến tắc đường ruột. Chứng ăn thức ăn lạ có thể dẫn đến nhu cầu ăn uống của người bệnh giảm, mệt mỏi không có sức lực, bụng đau, táo bón và dinh dưỡng không tốt.

Các nguyên nhân:

– Trẻ bị bệnh này chứng tỏ có thể do trẻ bị trở ngại về phát triển, như chứng cô độc hoặc thần kinh phát triển chậm chạp.

– Trẻ mắc bệnh có thể do bị coi thường hoặc ngược đãi tâm lý nghiêm trọng.

– Ăn thức ăn lạ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề y học.

Những biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bé:

– Can thiệp tâm lý: chủ yếu phải cải thiện các mặt như hoàn cảnh gia đình, quan hệ cha mẹ, thái độ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái…., phương pháp giáo dục.

-Chữa trị: có thể dùng kích thích điện mức độ nhẹ, kích thích vào trẻ khi trẻ đang nuốt thức ăn lạ để chữa trị hành vi ăn thức ăn lạ đó. Ngược lại, cũng có thể dùng thức ăn thơm ngon để dụ trẻ khiến cho trẻ từ bỏ thức ăn lạ, cách làm này có hiệu quả lâm sàng nhất định.

-Bổ sung những chất còn thiếu trong cơ thể: trẻ mắc chứng bệnh này có thể do thiếu sắt, thiếu kẽm, vì thế cần bổ sung thêm chất kẽm và chất sắt, có thể đạt được hiệu quả chữa trị nhất định.

Tham khảo thêm tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago