Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Các mẹ đã hiểu hết sữa trẻ sơ sinh tốt nhất cho bé? Hôm nay chúng tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích, các mẹ cùng tham khỏa nhé!
Ngày nay, dù đã có khá nhiều loại sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ vẫn được coi là nguồn dinh dưỡng không có gì thay thế được. Sữa mẹ có những ưu điểm vượt trội so với sữa công thức như sau:
– Có sự thích ứng đặc biệt với trẻ, bởi sữa của loài nào thì thích ứng đặc biệt với loài đó.
– Thành phần sữa mẹ bao gồm 85% là nước, phần còn lại chứa các axít béo hòa tan, chất đạm, muối khoáng… phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Chất đường trong sữa mẹ, đặc biệt là đường glactose góp phần vào sự hình thành vỏ não. Chất taurin có trong sữa mẹ giúp ích cho sự phát triển của não bộ. Sữa mẹ chứa lượng vitamin A, B, C, D nhiều gấp 2 lần sữa bò. Đặc biệt, trong sữa mẹ có chất an thần tự nhiên, giúp trẻ ngủ ngon lành sau khi bú.
– Vào những ngày đầu, sữa non của mẹ chứa một số loại đường và đạm rất dễ hấp thu, thích hợp với đường ruột còn non của bé. Hơn nữa, sữa non chứa một lượng khá lớn kháng thể, trẻ được bú sữa non ngay từ đầu có sức đề kháng bệnh tật lớn hơn rất nhiều.
– Trong giai đoạn tiếp theo, sữa mẹ vẫn chứa một lượng kháng thể nhất định để truyền qua cho con. Người ta nhận thấy những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu ít mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột, những bệnh viêm mũi họng, viêm tai… hơn những trẻ không được hoặc ít được bú mẹ.
– Nồng độ các chất trong sữa mẹ có sự thay đổi phong phú trong ngày, thậm chí trong từng cữ bú, đặc biệt thích hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Chẳng hạn người ta nhận thấy rằng sữa mẹ có nồng độ đậm đặc nhất vào khoảng từ 6-10 giờ sáng, là lúc trẻ sơ sinh cần nhiều năng lượng nhất.
– Sữa mẹ luôn có nhiệt độ thích hợp.
– Khi bú mẹ, trẻ tránh được nguy cơ dị ứng với một số protein có trong sữa bò; trẻ ít bị đầy bụng và ít bị nôn trớ hơn các trẻ bú sữa công thức.
– Con bú mẹ sẽ tránh được một số bệnh lây nhiễm từ bên ngoài liên quan đến vệ sinh bình sữa và đồ dùng để pha sữa, hoặc tay người pha sữa không sạch.
– Sữa mẹ là sữa trẻ sơ sinh tốt nhất giúp trẻ không bị táo bón bởi sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Tuy nhiên các bé sẽ thải ra ít phân hơn bởi sữa mẹ có thể được tiêu hóa hoàn toàn, và chỉ còn một ít chất cặn. Các bé bú sữa mẹ cũng ít bị hăm tã hơn các bé bú sữa công thức.
Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới khuyên các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu. Tại Việt Nam, các bác sĩ sản khoa và nhi khoa thường khuyên các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bàng sữa mẹ ít nhất trong 4-6 tháng đầu tiên, sau đó kéo dài ít nhất một năm. Một số nước phát triển trên thế giới quay lại với việc nuôi con bằng sữa mẹ, ví dụ: 85% các bà mẹ Hàn Quốc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong khi ở Việt Nam, chỉ có 19% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
– Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp cho tình cảm mẹ – con gắn bó.
– Khi bé mệt mỏi hay đau ốm, nuôi bé bằng sữa mẹ thường dễ dàng hơn so với sữa bò hoặc thức ăn bổ sung đơn thuần.
– Người mẹ sẽ giảm bớt được thời gian chuẩn bị bình sữa, rửa bình.
– Cho con bú trong những ngày đầu giúp tử cung của người mẹ co hồi dễ dàng và nhanh hơn. Trong đa số các trường hợp, nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp người mẹ tránh thai một cách tự nhiên.
Luật ở nhiều nước cũng như Luật Lao động ở Việt Nam cho phép người mẹ nghỉ thai sản 6 tháng để chăm sóc con và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, sau đó người mẹ được giảm mỗi ngày một giờ lao động cho đến khi trẻ được một tuổi.
Như vậy, sữa mẹ là sữa dành cho trẻ sơ sinh tốt nhất.
Sữa non là chất lỏng (trước sữa hoàn chỉnh) được sản xuất trong tuyến sữa của mẹ từ quý 2 của thai kỳ, được tiết ra ngay sau khi sinh và tiếp tục trong khoảng 72 giờ đầu. Từ tuần 20 của thai kì trở đi, sữa non đã luôn luôn có sẵn trong bầu vú mẹ nhưng bị ức chế tiết sữa bởi hormon progesterone. Sau khi sinh, hormon progesterone giảm, hormon prolactin và hormon oxytocin tăng, sữa non sẽ được tiết ra vài ml/cữ bú (phù hợp với dung tích dạ dày trẻ sơ sinh, khoảng 5ml) và có thể sản xuất sữa non mới hàng giờ (phù hợp với nhu cầu được liên tục gần mẹ và mút vú mẹ của bé).
Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh non hay sinh đủ tháng giai đoạn 1 này diễn ra giống y như nhau, có nghĩa là sữa non của mẹ đã sẵn sàng cho con. Sữa non cung cấp đầy đủ các thành phần cần thiết phù hợp nhất cho bé sơ sinh, từ chất lượng, dung lượng đến hình thức. Đặc biệt sữa non đậm đặc các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng đảm bảo sức khỏe và sức sống của trẻ sơ sinh.
Rất nhiều người, kể cả nhân viên ngành y tế Việt Nam hoàn toàn không biết về Giai đoạn I này, nên bảo rằng mới sinh thì chưa có sữa, phải 3-5 ngày sau sữa mới về và cho rằng mẹ sinh non thì hoàn toàn không có sữa, mẹ sinh mổ thì sữa càng về chậm hơn. Như vậy, sữa trẻ sơ sinh là sữa mẹ tốt nhất trong bất kỳ trường hợp nào.
Phần lớn trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú trung bình từ 6 – 8 lần trong ngày và một hoặc vài lần trong đêm. Như vậy, mỗi cữ bú mẹ trong một hoặc hai tháng đáu có thể cách nhau từ 2 – 3 giờ tùy từng trẻ.
Như đã nói ở phần trên, nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi đơn giản và có nhiều lợi ích nhất đối với trẻ sơ sinh. Với trẻ sinh thường, khỏe mạnh và không có khuyết tật gì về cơ thể, bạn nên cho trẻ bú theo nhu cầu, có nghĩa là cho trẻ bú khi cảm thấy trẻ đói, đòi ăn. Người mẹ nên thích nghi một cách mềm dẻo với nhịp của trẻ, thời gian đầu không nên đặt ra giờ giấc quá chặt chẽ vì mỗi trẻ có một nhịp sinh hoạt khác nhau.
Cho trẻ bú ngay từ những giờ đầu sau sinh để tận dụng được lượng sữa non và để kích thích việc sản xuất sữa ở mẹ sớm.
Nhịp độ bú mẹ có thể thay đổi từ tuần thứ ba cùng lúc với việc thay đổi nhịp của giấc ngủ. Sự gần gũi với mẹ trong thời kỳ này là hết sức cần thiết vì nó tạo cho trẻ cảm giác an toàn, cảm giác an toàn này sẽ giúp cho trẻ xa mẹ dễ dàng hơn trong những giai đoạn sau này.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường có các cữ bú đêm bởi trẻ không chịu đói được. Bắt đầu từ tháng thứ tư, người mẹ có thể tập cho trẻ giảm dần các cữ bú đêm. Với trẻ từ 5 tới 6 tháng tuổi, một số trẻ bỏ hẳn bú đêm và ngủ một giấc liền mạch trong khoảng 8 giờ.
Tuy nhiên, một số trẻ chỉ bỏ được bú đêm khi vào khoảng 10-12 tháng tuổi. Người mẹ nên tìm cách thích ứng với trẻ chứ không nên ép buộc trẻ gây căng thẳng mệt mỏi cho cả gia đình. Để trẻ quen dần với việc thôi bú đêm, mẹ nên kéo dài dần khoảng cách giữa các cữ bú đêm chứ đừng nên đột ngột cắt cữ bú của bé.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Giải đáp thắc mắc xoay quanh sữa trẻ sơ sinh“
Để biết thêm chi tiết vui lòng nhấp Tại Đây
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…