Categories: Dinh Dưỡng

Điều chỉnh dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Thời kỳ đầu mang thai, thai phụ thường có thể phát sinh tình trạng tiêu hóa không tốt. Biểu hiện là buồn nôn, ngửi thấy mùi thức ăn thì sẽ muốn nôn ngay, không muốn ăn bất kỳ thức ăn gì. Vì sự phát dục của thai nhi, bạn nhất định phải nắm giữa phương án điều chỉnh dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Phương pháp cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Điều chỉnh chứng ăn uống không ngon

Rất nhiều thai phụ lo lắng không có cảm giác thèm ăn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi. Thực tế, thai phụ không phải có sự lo lắng tâm lý quá nghiêm trọng, có thể thông qua các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc điều tiết tâm trạng để giải quyết tình trạng ăn không ngon.

Điều tiết ăn uống

Thai phụ khi ăn uống không ngon nên ăn ít một và chia thành nhiều bữa, chọn những thức ăn phù hợp, tránh các đồ ăn nặng mùi, tốt nhất ăn những thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, như các loại cháo, đậu tương, sữa bò và hoa quả.

Nên ít ăn những thức ăn ngọt và các loại thực phẩm hôi tanh dầu mỡ khó tiêu. Sau khi khẩu vị ăn uống được cải thiện, có thể tăng cường các thực phẩm có hàm lượng protein phong phú, như các loại thịt, cá tôm và các chế phẩm từ đậu.

Xem ngay:” Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu” tại link https://goo.gl/TR68GV

Điều hòa tâm tính

Thai phụ cần đểm bảo tâm tính hài hòa, tránh phát sinh các sự việc không vui vẻ, vì bất cứ kích thích không tốt nào về phương diện tinh thần, đều có thể dẫn đến tiêu hóa không tốt. Thai phụ tốt nhất nên nghe những bản nhạc du dương hoặc hưởng thụ các tác phẩm nghệ thuật, để khiến cho tâm tính vui vẻ, tâm hồn thư thái.

Để tăng cường cảm giác ăn uống, thai phụ duy trì hoạt động thích hợp là không thể thiếu, mỗi ngày nên tản bộ, làm những công việc hoặc việc nhà phù hợp với khả năng, không chỉ có thể tăng cường khả năng tiêu hóa, còn có thể có lợi cho sinh trưởng và phát dục của thai nhi.

Chuẩn bị thức ăn vặt cho thai phụ

Thai phụ ở vào thời kỳ đầu của thai kỳ, nguyên tắc ăn uống phải là ăn ít và chia làm nhiều bữa, khi nào muốn ăn thì ăn, muốn ăn cái gì thì ăn. Vì thế, bên người thường có một số thức ăn vặt, cũng là cách đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ.

– Qủa hạnh đào: Công hiệu lớn nhất của quả hạnh đào là bổ não và kiện não. Ngoài ra, hạnh đào còn chứa phốt – pho lipit, có tác dụng tăng cường hoạt lực cho tế bào, tăng cường khả năng kháng thể, thức đẩy quá trình tạo máu và làm lành vết thương.

– Lạc: Gía trị dinh dưỡng cao của lạc có thể so sánh ngang với trứng gà, sữa bò, thịt nạc, hàm lượng protein cao tới 30%, hơn nữa dễ được cơ thể hấp thụ. Có người khi thích ăn lạc thường bỏ đi lớp vỏ bao bọc hạt, thực tế đây là một sai lầm, lớp áo mỏng màu hồng bọc ngoài của lạc có công năng bổ máu, thai phụ khi ăn lạc cần ăn cả lớp vỏ bọc.

– Hạnh nhân: Hạnh nhân có hiệu quả giảm khí, dừng ho, ngăn hen suyễn, nhuận tràng thông tiện. Đối với việc phòng tránh táo bón thai kỳ có tác dụng rất tốt, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

– Qủa phỉ: Hàm chứa acid béo không bão hòa, đồng thời còn chứa phong phú các chất khoáng như phốt – pho, sắt, kali, còn có vitamin A, B1, B2, acid folic, thường xuyên ăn sẽ giúp sáng mắt, kiện não.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Nguyên tắc ăn uống của tháng mang thai thứ 3

Lúc này là thời gian quan trọng để thai nhi phát dục. Do vậy, thai phụ cần đặc biệt chú ý trong phương diện ăn uống, hằng ngày chế độ ăn uống nên có các loại sau:

  • Sử dụng các thực phẩm có hàm lượng protein phong phú, như thịt nạc, gan, gà, cá, tôm, sữa, trứng, đậu tương và các chế phẩm từ đậu, lượng hấp thụ protein vào cơ thể phải đảm bảo từ 80 – 100mg mỗi ngày.
  • Bảo đảm các hợp chất carbohydrate đầy đủ, loại thực phẩm này gồm có: Ngũ cốc, khoai tây, khoai tây ngọt, ngô…
  • Đảm bảo lượng chất béo thích hợp, chất néo mang tính thực vật càng thích hợp cho thai phụ sử dụng, như dầu cải, dầu lạc và dầu oliu.
  • Tăng cường hấp thụ lượng khoáng chất thích hợp, như sắt, canxi, kẽm, đồng, mangan, megie… trong đó canxi và sắt là 2 khoáng chất vô cùng quan trọng. Các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao có sữa bò, trứng, đậu tương, các loại mỳ gạo và rau xanh.
  • Bổ sung vitamin, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Chú ý, rau xanh nhất định phải tươi, chất dinh dưỡng và vitamin trong các loại rau sấy khô, rau muối mà nấu quá kỹ đa phần đều bị tiêu hao đi nhiều.

Xem ngay: “Giải đáp thắc mắc của mẹ về các giai đoạn phát triển của thai nhi” tại link https://goo.gl/M1VHVR

Tăng cường các loại thức ăn bổ sung sắt thích hợp

Đối với thai phụ, nguyên tố cần thiết dễ thiếu hụt nhất chính là sắt. Hấp thụ sắt không đủ cũng dễ dẫn đến thiếu máu, điều này có thể tăng thêm nguy cơ khó sinh cho thai phụ. Đa phần thai phụ đều dùng các loại dung dịch uống để bổ sung sắt, nhưng thường trong giai đoạn đầu thai kỳ không cần phải sử dụng.

Hơn nữa, giai đoạn này nếu dùng các dung dịch bổ sung sắt để uống có thể khiến các phản ứng thai nghén trở nên nghiêm trọng hơn, phương pháp tốt nhất là bổ sung thông qua các loại thức ăn.

Các thực phẩm hàm lượng chứa lượng sắt cao gồm có: Cá, các loại hạt có vỏ, hàu, các loại đậu, các loại rau có màu vàng xanh, các loại tảo biển. Đồng thời với việc hấp thụ các thức ăn trên, tốt nhất nên ăn uống bổ sung phong phú các loại thực phẩm có chứa protein, vitamin B, C, bởi vì 3 chất này đều có lợi cho việc hấp thụ sắt của cơ thể.

Các loại gan tạng động vật không nên ăn quá nhiều

Trong gan tạng động vật ngoài lượng sắt phong phú, còn có lượng vitamin A dồi dào, thai phụ sử dụng thích hợp có tác dung tốt cho sự phát dục của thai nhi và sức khỏe bản thân, nhưng lại không phải là loại thực phẩm có ích lợi.

Nếu thai phụ ăn quá trọng lượng gan tạng động vật, có thể dẫn đến hấp thụ lượng vitamin A quá mức, từ đó dẫn đến thai nhi phát dục dị thường. Ngoài ra, gan tạng động vật còn là một cơ quan giải độc và là trạm trung chuyển độc tố lớn nhất của cơ thể động vật.

Nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài, một số chất độc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và thai phụ.

Dùng khoai tây nên cẩn thận

Khoai tây là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú được cả thế giới công nhận. Hàm lượng protein trong khoai tây đạt tới 18 loại amino acid mà cơ thể cần cung cấp.

Là một loại protein ưu thế đối với sức khỏe. Hàm lượng protein trong nó có lượng lớn protein dạng keo, có thể dự phòng các bệnh tim mạch. Trong khoai tây có chứa vitamin B1, cũng là thực phẩm đứng đầu trong các loại thực vật. Nhưng thai phụ khi ăn khoai tây lại cần phải hết sức chú ý, cẩn thận.

Bởi vì, trong khoai tây có chất solanime, phân bố khá tập trung trong mầm khoai tây, những bộ phận bị biến màu xanh. Thai phụ nếu không thận trọng mà ăn phải khoai tây có mầm hoặc có phần biến thành màu xanh, có thể hấp thụ phải solanime.

Chất solanime có thể khiến cho trung khu thần kinh và hô hấp gặp trở ngại, kích thích niêm mạc dạ dày, cuối cùng dẫn đến trung khu hô hấp bị tê liệt. Càng nghiêm trọng hơn, chất solanime có kết cấu tương tự với các hormon giới tính như hormon nam, hormon nữ, progesterone.

Nếu ăn trong thời gian dài, lượng alkaloid lớn không hề bị giảm đi sau khi chế biến bằng phương pháp xào, nấu, luộc ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, còn có thể tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt với những thai phụ có xu hướng di truyền và mẫn cảm đối với alkaloid.

Vì thế, thai phụ nên chú ý không nên ăn quá nhiều khoai tây, đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hoặc ngoài vỏ bị biến màu xanh.

Nên định mức hấp thụ sơn tra phù hợp

Khi thai phụ đối mặt với những phản ứng thai kỳ như: Buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, thích ăn những loại quả có tính ngọt. Vị ngọt của sơn tra rất dễ ăn, đồng thời có tác dụng hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, là một loại quả mà thai phụ rất thích ăn.

Nhưng sơn tra lại có tác dụng nhất định làm hưng phấn tử cung, có thể khiến cho tử cung co bóp mạnh. Nếu thai phụ ăn sơn tra hoặc các chế phẩm từ sơn tra quá lượng, có thể dẫn đến hiện tượng sẩy thai.

Vì thế, thai phụ có tiền sử sẩy thai hoặc có dấu hiệu sẩy thai, tuyệt đối kiêng kỵ không nên ăn sơn tra.

Lưu ý

Thời kỳ mang thai nên hấp thụ lượng đường phù hợp: Có người gọi đường là “đường mạn tính”, vì nó có thể cung cấp lượng nước cho đại não, là nguồn năng lượng tốt nhất cung cấp cho đại não.

Nhưng thai phụ nếu hấp thụ lượng đường quá lớn, lại có thể gây tổn hại cho chức năng đại não, dễ dàng tạo thành các loại trở ngại chức năng đại não như thần kinh mẫn cảm, suy nhược thần kinh. Sau khi trẻ sinh ra sẽ khóc quấy nhiều, không thích uống sữa, cho cần thời gian mang thai nên hấp thụ lượng đường một cách có hạn định.

Lượng socola cần ăn có hạn chế

Khi mang thai thai phụ có thể ăn socola, nhưng không nên ăn với mức quá nhiều. Theo nghiên cứu chứng minh, thời gian mang thai ăn socola sẽ sinh ra ảnh hưởng tích cực, sau khi trẻ sinh 6 thâng, những người mẹ ăn socola, con của họ thường có xuất hiện những phản ứng hành vi nhiều hơn.

Nhưng thai phụ ăn quá nhiều socola cũng gây nên hiện tượng đau bụng, có khả năng dẫn đến sảy thai, đặc biệt socola nhạt, hàm lượng chất béo càng nhiều, hơn nữa còn chứa khá nhiều các multi – acid (ăn quá nhiều có thể dẫn đến có thắt dạ dày hoặc gây tiêu chảy).

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ bầu xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp, đồng thời cân bằng lại chế độ ăn uống để bé luôn được cung cấp đủ các dưỡng chất trong những tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Ngoài ra, các mẹ có thể đọc thêm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu tại link https://goo.gl/hSgrhB

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago