Categories: Mẹ và Bé

Dielac Alpha Step 1 – Giải pháp cho bé hấp thu dinh dưỡng kém

Khi bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo sự thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Lâu ngày, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém thông minh và có thể còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch.

Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng kém hấp thu ở trẻ và các dấu hiệu nhận biết là gì?

Trả lời:

Đầu tiên các bậc cha mẹ cần biết chứng kém hấp thu dinh dưỡng không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau góp phần tạo ra.

Tại sao trẻ lại kém hấp thu?

Kém hấp thu là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào dòng máu. Bình thường, quá trình tiêu hóa biến đổi các chất dinh dưỡng từ bữa ăn thành các đơn vị nhỏ hơn để qua được thành ruột và vào dòng máu. Từ máu, các chất dinh dưỡng này được vận chuyển đến các tế bào khác trong cơ thể.

Khi ruột thiếu các men tiêu hóa cần thiết hoặc bề mặt thành ruột bị tổn thương do tác nhân vi sinh, khả năng tiêu hóa sẽ giảm và làm trẻ kém hấp thu dưỡng chất. Các chất dinh dưỡng không được hấp thu này sẽ mất qua phân.

Nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hoá và các enzyme của trẻ chưa đủ sức để tiêu hoá thức ăn ngoài sữa mẹ.

– Viêm đường hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng đường ruột hoặc đang khó chịu do mọc răng, sau tiêm chủng… có thể là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu.

– Hơn nữa, protein trong thức ăn như: thịt, cá thường có cấu trúc khó phân hủy nên đối với các trẻ có hệ tiêu hóa kém sẽ không thể hấp thu được dinh dưỡng, protein khiến bé không tăng cân, chậm phát triển.

– Thuốc kháng sinh được dùng không đúng cách, không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một yếu tố gây loạn khuẩn ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Các biểu hiện và hậu quả của tình trạng trẻ kém hấp thu kéo dài gồm: đau bụng, ói mửa kéo dài; phân lỏng hoặc sệt, đi nhiều lần, lượng nhiều, có mùi hôi thối; hay mắc các bệnh nhiễm trùng; giảm cân, giảm khối mỡ và cơ (trẻ gầy đi); dễ bị bầm da khi va chạm nhẹ; gãy xương; da khô, phát ban, nổi vảy; thay đổi tính khí, chậm lớn và chậm tăng cân.

Giải pháp khắc phục

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

Để tránh tình trạng trẻ kém hấp thu các dưỡng chất thì nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất cho đến khi sáu tháng tuổi. Nếu trẻ phải cai sữa mẹ sớm, bạn nên cho trẻ dùng sữa công thức Dielac Alpha Step 1 với thành phần có chứa sữa non Colostrum và các vi chất Zn, Se, Vitamin A, D, C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khoẻ mạnh, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Đặc biệt, chất xơ hoà tan Inulin được chiết xuất từ thực vật làm tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh, giúp nhuận tràng, từ đó hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Tóm lại, hội chứng kém hấp thu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dinh dưỡng của trẻ em. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ kém hấp  thu cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị và tư vấn cụ thể giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả để phát triển toàn diện.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago