Categories: Mẹ và Bé

Cùng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Dưới đây là những kiến thức được chia sẻ bởi mẹ Xoài – người đã có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về chế độ ăn dặm cũng như về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Trong tiếng Nhật, ăn dặm là 離乳食 (Rinyu-shoku), diễn giải dài dòng ra thì có nghĩa là ăn để chuẩn bị cho việc cai sữa. Thế là rõ mục đích của việc ăn dặm rồi nhỉ, hihi.

Về Cách thức tiến hành, Ăn dặm kiểu Nhật thường được chia thành 4 thời kỳ phù hợp với sự phát triển nói chung của bé: Thời kỳ đầu (5-6 tháng tuổi), Thời kỳ 2 (7-8 tháng tuổi), Thời kỳ 3 (9-11 tháng tuổi), Thời kỳ 4 (1 tuổi – 1 tuổi rưỡi). Trong đó, lượng ăn, độ cứng, sự phong phú của các loại thực phẩm và cách thức chế biến ở mỗi thời kỳ đều tăng dần, và rất hợp lí.

Như vậy, thời kỳ ăn dặm theo kiểu Nhật kết thúc sớm hơn so với ở Việt Nam. Ở thời kỳ 4 (1 tuổi – 1 tuổi rưỡi), bé đã ăn cơm và rất nhiều loại thức ăn phong phú khác, mặc dù vẫn phải chế biến mềm hơn, và nhạt hơn so với thức ăn của người lớn.

Ngoài ra, ở mỗi bữa ăn phải đảm bảo có đủ các thành phần tinh bột (gạo, khoai tây, bột mỳ v.v.), protein (đậu phụ, trứng, cá v.v.), và vitamin(trong các loại rau củ, hoa quả). Ăn dặm kiểu Nhật khuyên nên nấu riêng từng món. Mục đích của việc này là để bé phân biệt được vị của từng loại thức ăn, và cảm nhận được vị ngon riêng. Cũng nhờ thế, chúng ta có thể biết bé thích món gì và không thích món gì.

Như vậy, giai đoạn ăn dặm chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm (từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi rưỡi), nhưng là một năm rất quan trọng. Vì trong khoảng thời gian này, nếu bé được rèn thói quen và ý thức ăn uống tốt, thì khỏi phải nói, mọi người cũng có thể hình dung cả bố mẹ và bé đều nhàn như thế nào. Sẽ không có tiếng quát tháo, sẽ không có chuyện đi ăn rong, sẽ không có stress v.v. Thay vào đó, bé sẽ tự giác ăn một cách vui vẻ và kết thúc bữa ăn như các thành viên khác trong gia đình.  Còn bạn, thời gian cho bé đi ăn rong hàng tiếng đồng hồ đó, có thể dùng để nghiên cứu làm các món ngon mới cho con:)

“Trong 2 năm quan sát việc ăn uống của Xoài, có lúc mình rất hoan hỉ vui sướng vì con ăn ngoan, nhưng cũng có thời gian dài cảm thấy nặng trĩu vì biết bữa nay nấu cơm xong, thể nào nó cũng lại không ăn…Khi con ngoan thì mình vỗ tay và hết lời khen ngợi, nhưng có 1 điều chắc chắn là khi con chán ăn, mặc dù buồn thì có buồn nhưng mình chẳng bao giờ giận giữ, quát mắng con. Có chăng là trách mình chưa nấu được cho con bữa ăn ngon và hấp dẫn thôi, hihi..

Nói dài thì dài thế, nhưng để chốt lại, Mục đích chính mà mình đưa ra những kiến thức và kinh nghiệm “xương máu” trong series bài về ăn dặm không phải là để các con ăn nhiều và tăng cân nhanh (mặc dù nếu được thế thì càng tốt!). Mình mong nhất là những người đọc từ đầu đến cuối series này sẽ trở thành những bà mẹ muốn mang lại niềm vui cho mỗi bữa ăn của con! ” – Chia sẻ của mẹ Xoài.

Hy vọng các mẹ khác sau khi tham khảo định nghĩa, khái niệm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thể áp dụng cho bé yêu của mình nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago