Categories: Mẹ và Bé

Các xét nghiệm kiểm tra mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Để đảm bảo được tình hình sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con yêu thì mẹ bầu đừng bỏ qua các xét nghiệm dưới đây.

Tiến hành kiểm tra để phán đoán độ nhỏ to của tử cung

Kiểm tra sản khoa, thông qua chẩn đoán dể biết được độ to nhỏ của tử cung, việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tìm hiểu thông tin liên quan đến thai nhi.

Đo độ cao thấp của tử cung và vòng bụng, cùng với sự tăng dần về thời gian mang thai, tử cung cũng to dần. Sau khi mang thai 12 tuần, tử cung sẽ phát triển vượt khỏi vùng khoang chậu, có thể cảm nhận được hình dạng khái quát của tử cung ở phần bụng. Tử cung to nhỏ đối với việc tính toán tháng mang thai và độ lớn của thai nhi có giá trị tham khảo nhất định. Thường dựa vào cung cao và vòng bụng để đoán độ to nhỏ của tử cung. Cung cao thể hiện độ cao của tử cung, vòng bụng thế hiện độ dài và độ rộng. Tổng hợp lại có thể tính toán khá chuẩn xác độ to nhỏ của tử cung, thích hợp vào thời kỳ giữa của thai kỳ.

Kiểm tra trùng hình cung ở thai phụ

Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ nhiễm loại trùng này, dù không biểu hiện ra ngoài bất cứ bệnh gì, nhưng lại rất nguy hiểm, khiến sự phát triển của thai nhi gặp trở ngại, đặc biệt là thị giác.

Nguyên nhân nhiễm bệnh trùng hình chủ yếu do sản phụ không chú ý vệ sinh. Thịt lợn cần nấu chín hoàn toàn trước khi ăn, không được tiếp xúc chất thải của chó mèo. Thời kỳ mang thai nên kiểm tra kháng thể độc tố trong máu, nếu kết quả dương tính, nhưng bị nhiễm trước khi mang thai, nay đã chuyển thành bệnh mạn tính thì không có ảnh hưởng gì đến thai nhi, nhưng nếu nhiễm trong thời gian mang thai thì cần được kiểm tra và trị liệu kịp thời.

Kiểm tra kháng thể sởi trước khi mang thai

Trong 12 tuần đầu của thời kỳ mang thai, nếu thai phụ bị sởi, rất có khả năng đứa trẻ sinh ra sẽ không bình thường, nên cần hết sức chú ý. Nếu đã từng mắc sởi, cơ thể người mẹ đã có miễn dịch với bệnh, thường không bị mắc lại, nhưng cũng vẫn có thể có khả năng mắc lại. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kháng thể sởi trước khi mang thai, nếu kết quả âm tính nên tiêm chủng vắc-xin để tăng cường sức để kháng khi mang thai. Nếu kiểm tra sau khi đã mang thai, kết quả âm tính thì không được tiêm chủng, chỉ nên tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh.

Nếu mắc bệnh, cơ thể sẽ sốt khoảng 38°C và xuất hiện những nốt ban, thường 3 – 4 ngày sau bệnh sẽ hết, đa số những bệnh nhân đã trưởng thành thì bệnh sẽ phát nặng hơn.

Kiểm tra chức năng gan và kháng nguyên HP khi mang thai

Đây là kiểm tra thông thường trong thời kỳ mang thai. Khi đã phát hiện sản phụ bị nhiễm viêm gan độc tính nên ngay lập tức cách ly, tích cực trị liệu.

Nếu thai phụ mang virus viêm gan siêu vi B sẽ truyền nhiễm vào thai nhi. Có người dù đã mắc bệnh, nhưng không có bất cứ biểu hiện gì. Thai phụ khi sức đề kháng kém, rất dễ bị mắc bệnh. Do vậy thời kỳ đầu mang thai nên tiến hành xét nghiệm để kịp thời chữa trị và xem xét nên có tiếp tục giữ thai hay không.

Ngoài 4 xét nghiệm kiểm tra mà chúng tôi nêu trên, còn một số xét nghiệm quan trọng khác mà mẹ bầu có thể trực tiếp thăm hỏi bác sĩ tư vấn nhằm tiến hành kịp thời, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé yêu nhé!

Mời mẹ tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng thai sản tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago