Categories: Mẹ và Bé

Vài lưu ý cũng như lời khuyên khi bạn mới tập cho bé ăn dặm

Đứa trẻ nào cũng phải sang giai đoạn ăn dặm khi chúng có dấu hiệu tò mò về thức ăn khác ngoài sữa. Do vậy, có một vài lưu ý cũng như lời khuyên khi người mẹ mới tập cho bé nhà bạn ăn những món ăn đặc, có mùi vị. Cho bé bú sữa và bé ăn dặm có nhiều sự khác biệt nên các mẹ không thể lơ là.

Ăn dặm đóng vai trò quyết định đến thói quen và khả năng ăn uống khi bé từ từ trưởng thành, muốn trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thì việc ăn uống phải khoa học, cân đối từ những năm đầu đời.

Lần đầu cho bé ăn đặc:

Bạn hãy chuẩn bị sẵn một lượng ít thức ăn để tập cho em bé ăn, rồi ngồi theo tư thế bình thường để cho em bé bú. Mặc dù em bé sẵn sàng tiếp thu những calo do thức ăn đặc đem lại, bé cũng sẽ hãy còn thích sữa hơn – vì đó là thức ăn quen thuộc đã từng làm cho bé thỏa mãn. Hãy khởi đầu bằng cách cho bé bú một bên vú hay phân nửa bình sữa quen thuộc. Rồi bạn mới cho em bé ăn một hay hai muỗng thức ăn. Bữa ăn trưa là cữ tập cho ăn lý tưởng vì em bé sẽ không đói cồn cào nhưng sẽ tỉnh táo hẳn và chịu hợp tác hơn.

Đừng bao giờ ép em bé ăn nhiều hơn lượng bé muốn ăn. Một khi em bé đã ăn được thức ăn đặc rồi, bạn hãy cho bé bú nốt phần sữa còn lại. Khi đã làm quen với thức ăn đặc rồi, em bé có thể thích ăn đặc trước đã rồi mới bú sau. Ngay khi em bé đã ăn được bất cứ lượng thức ăn đặc nào, bé sẽ cần đến nước cũng như đến sữa để uống. Bạn hãy khởi sự bằng cách cho bé uống 15 ml nước giữa và sau mỗi bữa và những khi nào khát trong ngày. Bạn hãy tránh cho uống xirô, rượu bổ, và bất cứ đồ uống nào ngọt, vì những thứ này sẽ làm hại răng em bé. Chớ cho uống quá 120 ml nước mỗi ngày; sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính yếu của em bé. Các nha sĩ khuyến cáo bạn vài tháng sau hẵng cho bé uống nước ép trái cây.

Vài lời khuyên khi tập cho bé ăn dặm:

– Bé có thể không hào hứng nếm thử những thức ăn mới lạ, nên bạn hãy cho bé chút thời gian để làm quen với từng thức ăn và bạn đừng cố ép nếu bé có vẻ không thích ăn món nào đó.

– Mỗi lần chỉ nên tập cho bé ăn một loại thức ăn mới thôi. Thử cho bé ăn một lần và đợi vài ngày trước khi cho ăn trở lại để xem bé có phản ứng không.

– Hãy sử dụng những bột ngũ cốc khô hơn là những loại pha trộn sẵn.

– Không nên cho ăn những thức ăn có chất Gluten (bột mì), đậu phộng, các sản phẩm từ sữa bò, hay trứng trong ít nhất 6 tháng, để tránh phát sinh ra những bệnh dị ứng sau này.

Hiện nay có rất nhiều chương trình, sách hướng dẫn nấu những món ăn dặm cho bé thật bổ dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể của bé. Bạn có thể tìm đọc để có kiến thức dinh dưỡng cho bé nhé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago