Categories: Mẹ và Bé

Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn dặm để trẻ không béo phì

Số trẻ béo phì đang tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây và nhiều người lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục thì tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, sức đề kháng kém, học tập sút kém,…xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi.

Vì vậy, cần quan sát trạng thái, tìm hiểu nguyên nhân của bé và đưa bé đi gặp bác sĩ để được đưa ra những lời khuyên phòng chống bệnh béo phì tốt nhất.

1. Nhiều yếu tố dẫn đến béo phì:

– Khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, nhất là hấp thu nhiều chất béo, bột và đường.

-Trẻ nhỏ được cho uống quá nhiều sữa bò có nguy cơ thừa cân.

– Trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít vận động,…mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh lại như xem vô tuyến, chơi điện tử cũng là yếu tố có nguy cơ của việc thừa cân. Ngủ ít cũng gây béo cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ không bị thấp còi.

2. Triệu chứng của béo phì:

Một đứa trẻ được xem là béo phì hay nặng cân khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì.

3. Phòng chống bệnh béo phì:

– Cho trẻ bú ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.

– Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa. Phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món. Đảm bảo rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa ngồn động vật và thực vật nên tăng cường ăn cá.

– Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Giảm bớt bột, dầu mỡ, đường tinh luyện trong nấu ăn. Không ăn mặn, sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn. Tránh ăn bánh ngọt, bánh quy, kẹo các đồ chiên, xào rán. Không dùng các loại đồ ăn nhanh 1 lần 1 tuần.

– Tập cho trẻ ăn trái cây như táo, cam, chuối, nho, dâu, dưa,…Ngoài việc cho bé ăn trái cây, các mẹ có thể làm những món kem hoa quả thơm ngon như kem chua không béo, kem phô mai không béo với một ít quế.

Nói chung, việc trẻ bị béo phì thường chủ yếu xuất phát từ việc ăn uống chưa hợp lý, các thực đơn ăn dặm mà mẹ chế biến quá nhiều calo, năng lượng nạp quá nhiều mà không được tiêu hao nên mỡ xấu tích lũy dần dần trong cơ thể bé. Do đó, bố mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh cho trẻ em để trẻ vừa tiếp xúc được với thế giới bên ngoài vừa rèn luyện sức khỏe.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

8 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

8 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago