Categories: Mẹ và Bé

Trẻ hay ganh ghét phải làm thế nào?

Khi trẻ bắt đầu học mẫu giáo, được tiếp xúc với môi trường mới, gặp gỡ nhiều bạn bè và có mối quan hệ rộng rãi hơn. Chính vì thế, trẻ sẽ có xu hướng tranh đua, ghen ghét với người khác vì họ giỏi hơn, được cô quan tâm hơn,…

Khi thấy điều kiện của những đứa trẻ khác hơn mình hoặc các bạn giởi hơn mình, trẻ cảm thấy bất an, đau khổ và oán hận, đó chính là sự ganh ghét. Sự đố kỵ của trẻ thường biểu hiện như sau:

Khi không được đáp ứng đầy đủ yêu cầu:

Trẻ liền nảy sinh tư tưởng đối lập, oán hận, hoặc dùng các hình thức khác để đền bù hoặc thay đổi. Ví dụ bạn không cho mượn bút dạ màu nó liền khoe đồ chơi của mình với những đứa trẻ khác, và không cho đứa trẻ kia mượn chơi, đây là cách trẻ dùng để áp đảo đối phương.

Khi thấy người khác hơn bé:

Thấy những đứa trẻ khác mặc đẹp hơn mình, hoặc nhiều đồ chơi hơn mình, nhiều bạn hơn mình, nó liền trêu chọc, xa lánh, thậm chí còn oán hận.

Khi thấy người khác giỏi hơn bé:

Khi đứa trẻ khác đạt được nhiều thành công hơn mình, có tiến bộ trong học tập, được cô giáo khen thưởng thì trẻ cho rằng mình giởi hơn những đứa trẻ đó, không phục thậm chí đánh và chỉ trích đối với những đứa trẻ đó.

Ganh tị với người khác:

Không đồng ý để cha mẹ mình gần gũi yêu thương những đứa trẻ khác.

Cách khắc phục:

– Cha mẹ cần phải yêu cầu nghiêm khắc với con cái, khuyến khích trẻ cố gắng đến cùng, tích cực, cầu tiến, vui vẻ giúp đỡ mọi người, để rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp này cần phải dùng biện pháp xử phạt; giáo dục nghiêm khắc đối với những hành vi không đúng như: xốc nổi, hại người, lợi ta.

– Khen ngợi trẻ phải thích đáng, đã thực sự muốn cầu thị thì phải làm cho trẻ thừa nhận thành công của mình, có cống hiến và giúp đỡ các bạn xung quanh mà không vênh váng tự đắc; đồng thời phải để trẻ nhìn thấy cái sai của mình, tránh làm cho trẻ kiêu ngạo, tự mãn, đánh giá mình quá cao.

– Kích thích trẻ biến sự đố kỵ thành ý thức cạnh tranh, động viên trẻ điều chỉnh hành vi của mình, tăng khả năng thích ứng với môi trường xã hội, từ đó làm cho áp lực trở thành động lực, vượt qua sự ganh ghét, cần dạy trẻ có tấm lòng cởi mở, không nên so đo tính toán, biết đặt mình vào vị trí của người khác, tìm hiểu bạn bè, giao lưu và cảm thông lẫn nhau.

Có thể thấy, đối với sự đố kỵ của trẻ cần phải giáo dục, chỉ bảo cẩn thận thì có thể biến áp lực thành động lực, kích thích trẻ phấn đấu, rèn luyện tính cách lành mạnh và phẩm chất đạo đức tốt. Ngược lại, nếu không chỉ bảo tận tình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Tham khảo thêm tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago