Categories: Mẹ và Bé

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của rau xanh

Chất xơ trong rau đã được chứng minh là dưỡng chất thứ 7 quan trọng nhất không thể thiếu cho cơ thể người.

Ăn rau nhiều rất tốt cho sức khỏe

Phân tích của các nhà dinh dưỡng cho biết, không ăn rau sẽ bất lợi cho tinh thần. Natri trong rau có tác dụng trấn an thần kinh, xoa dịu tâm tư; ngược lại, natri trong thức ăn động vật, muối ăn, mì chính, bica lại khiến thần kinh hưng phấn.

Vai trò của natri trong rau xanh vô cùng quan trọng. Người không thích ăn rau thường không có cách nào hấp thu đủ natri. Do vậy, natri cặn bã còn lưu lại trong cơ thể không thể bài tiết ra ngoài toàn bộ, khiến con người lo lắng, tâm tư bất an.

Rau xanh rất cần thiết cho trẻ nhỏ

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia khoa nhi ở Singapore cho biết, những đứa trẻ hiếu động, không ngồi yên một chỗ có thể là do tinh thần không ổn định. Các chuyên gia này phát hiện, tâm tư trẻ không ổn định đa phần là do ăn thiên về một loại thức ăn. Trẻ không thích ăn rau sẽ xuất hiện những vấn đề như tâm tư không ổn định, răng không khỏe. Nếu trẻ hay ăn rau thì không mắc nguy cơ này.

Điều tra cho thấy, những trẻ không ăn rau thì sức cắn yếu. Hơn nữa, tỉ lệ trẻ không ăn rau bị sâu răng cũng tương đối nhiều, và như thế sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhai. Ngoài ra nhai có thể giải tỏa căng thẳng, lo âu. Sự bài tiết của kích tố tuyến thượng thận cũng có mối quan hệ với tâm tư ổn định.

Khi lo lắng hoặc đói, kích tố bài tiết của tố tuyến thượng thận trong máu sẽ tăng, kích tố này chính là kích tố đấu tranh. Nhưng sức cắn kém sẽ giảm sự bài tiết của “kích tố cạnh tranh” trong cơ thể, dẫn tới không giải tỏa được lo lắng, căng thẳng.

Muốn trẻ thích ăn rau là điều không dễ thực hiện. Người mẹ phải chịu khó thay đổi cách chế biến rau, như chế biến các loại rau dạng thân như cà rốt thành hình dài hoặc hình sợi, hoặc xay nhuyễn cho vào trong nhân bánh, hoặc cho vào nhân thịt của bánh Hamburger – những món ăn mà trẻ thích, đặc biệt khi chế biến các món bột ăn dặm cho bé cần hấp chín và nghiền nhuyễn, tránh lợn cợn khó ăn.

Giá trị dinh dưỡng của rau xanh

Rau xanh bao gồm nhiều loại như rau lá xanh, rau thân dài, các loại dưa quả, các loại đậu tươi và các loại nấm.

Rau có chứa nhiều nước, protein và lượng calo ít, nhưng rau là nguồn chính cung cấp vitamin và muối vô cơ. Hơn nữa đa số rau có chứa nhiều chất xơ, có thể tăng cường sự co bóp của đường ruột, dạ dày và bài tiết của dịch tiêu hóa, khiến đại tiện dễ dàng. Do vậy, rau là bộ phận cấu thành quan trọng trong bữa ăn cân bằng.

Rau màu xanh, màu da cam càng có tính độc đáo riêng, trong khi chọn lựa rau nên có tỉ lệ rau xanh, rau da cam nhất định. Đây là điều không thể thiếu.

Màu sắc rau càng đậm, càng xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, như rau cải dầu, rau cải xanh, rau sống, rau chân vịt, ớt xanh… đều có chứa nhiều carotin, vitamin B2; rau màu da cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ… Có chứa  nhiều carotin.

Carotin là một loại sắc tố thực vật trong rau màu xanh và màu da cam, ở niêm mạc của ruột non hoặc tế bào gan nó chịu tác dụng của men oxy hóa già carotin chuyển hóa thành vitamin A. Do vậy, carotin đóng vai trò sinh lý quan trọng giống như vitamin A.

Thông thường vitamin A trong thức ăn chủ yếu có từ thức ăn động vật và dầu cá. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh hoặc kinh tế chưa phát triển, khi người dân không dễ có được thức ăn động vật như gan, lòng đỏ trứng, các loại sữa thì có thể suy xét tới việc để trẻ hấp thu một lượng nhất định rau xanh, rau da cam, rau rừng có giá rẻ, để bổ sung được vitamin A. Bởi vì vitamin A dễ tan trong mỡ, khi chế biến rau xanh, rau da cam nhất định cần sử dụng nhiều mỡ hơn một chút.

Phải làm gì khi trẻ không chịu ăn rau?

Khi trẻ còn nhỏ, sóm cho trẻ ăn rau sẽ có thể tránh được tình trạng sau này trẻ không ăn rau. Bắt đầu từ thời kì sơ sinh, nên bổ sung một lượng rau thích hợp cho trẻ. Mới đầu có thể cho trẻ uống nước rau xay hoặc nước rau luộc, như cà chua xay, dưa chuột xay, cà rốt xay, loại rau xanh xay, sau đó có thể cho trẻ ăn rau nghiền nát. Tới khi trẻ sắp 1 tuổi thì có thể cho trẻ ăn rau thái nát, có thể thái rau theo mọi cách, sau đó cho vào cháo, mì miến để trẻ ăn.

Đa phần rau, thịt, trứng đều được dùng làm nhân của các loại bánh. Những thức ăn kèm nhân này có lợi cho trẻ trong việc nhai nuốt và tiêu hóa hấp thu, hơn nữa mùi vị rất ngon, dinh dưỡng cũng tương đối đầy đủ. Đối với trẻ không ăn rau, có thể thường xuyên cho trẻ ăn những thức ăn kèm nhân này.

Có trẻ không thích ăn rau nấu chín như rau xào, rau luộc, mà thích ăn những loại rau sống, như cà chua, dưa chuột, các loại rau này, có loại có thể ăn sống, có loại có thể làm thành món nộm. Nếu trẻ không thích ăn rau chín thì có thể cho trẻ ăn một ít rau sống.

Một số rau có vị đắng, vị cay, không cần ép trẻ ăn. Có một số loại rau có mùi hơi kì lạ, như hồi, cà rốt, hẹ… trẻ không thích ăn, có thể cố gắng chế biến đa dạng, như khi làm nhân bánh có thể cho một chút vào, giúp trẻ dần dần thích ứng.

Rau xanh rất tốt cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Vì thế, cần bổ sung chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago