Categories: Mẹ và Bé

Tâm lý chống đối người lớn ở trẻ nhỏ

Xét từ góc độ phát triển tâm lý thì trẻ sinh ra có hai thời kì quan trọng: thời kì phản khống thứ nhất: 2 – 4 tuổi và thời kì phản kháng thứ hai: từ 12 – 15 tuổi. Đây là hai thời kì quan trọng của sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ sau này.

Cách khắc phục tâm lý phản kháng thứ nhất ở trẻ:

1/ Cha mẹ dù thế nào cũng không nên đáp ứng những yêu cầu không hợp lý hoặc không yên phận của trẻ. Xét cho cùng trẻ còn quá nhỏ nên thường làm việc dựa vào hứng thú và xúc động nhất thời. Đối với những yêu cầu không hợp lý của trẻ, cha mẹ một mặt có thể không để ý đến, mặt khác có thể thay đổi sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ chú ý sang những sự việc khác. Khi trẻ cần cái này cái kia mà mẹ một mực tuân theo thì sau này khi không đáp ứng được đòi hỏi của trẻ, trẻ sẽ khóc, và thế là mẹ lại phải dỗ.

Tuy dỗ bé sẽ không khóc nữa nhưng lần sau nếu yêu cầu của bé không được đáp ứng thì bé lại khóc. Do vậy nếu cha mẹ chiều theo yêu cầu vô lý của trẻ chính là tiếp tay trẻ lần sau lại khóc. Cha mẹ nhất định phải quan tâm đến trẻ, nghiêm khắc để trẻ rèn luyện thói quen tốt, để cho trẻ không khóc tùy tiện.

2/ Cha mẹ nên sử dụng cách thưởng phạt đầy đủ hợp lý. Khi đứa trẻ có yêu cầu hợp lý nhưng chưa được đáp ứng mà khóc, cha mẹ nên khuyên bảo con, không được hơi một tí là khóc, sau đó bố mẹ phải mau chóng sửa đổi sai lầm, thoả mãn yêu cầu của trẻ. Khi trẻ không khóc nữa, cha mẹ nên kịp thời tặng thưởng trẻ thích hợp, dù chỉ là một nụ cười, trẻ cũng sẽ cảm thấy ấm áp. Nếu trẻ đòi hỏi vô lý, cha mẹ nên xử lý một cách nghiêm khắc, kịp thời trừng phạt, như nghiêm mặt lại, trẻ sẽ cảm nhận được tác dụng của sự nghiêm khắc. Để trẻ hiểu được việc gào khóc là hành vi xấu, làm ồn một cách vô lý là không nên.

Cách khắc phục tâm lý phản kháng thứ hai ở trẻ:

Khi trẻ 10 tuổi, do khả năng nhận biết và thế giới quan đối với sự vật của chúng đều đang bước đầu hình thành trẻ đòi hỏi được tôn trọng, được lý giải, do đó, trẻ sẽ nghĩ rằng trẻ đã trưởng thành, thể hiện cá tính độc lập, tự chủ. Cách dạy con như sau:

– Tôn trọng con cái, cho con có quyền lựa chọn. Trẻ ở thời kỳ phản kháng không thích người lớn dặn dò nó phải làm công việc nào đó hoặc bị ép tiếp thu ý kiến nào đó cho dù là ý kiến và hành vi này là đúng. Lúc này, bạn có thể nêu cách làm mà bạn mong con tiếp nhận và những cách khác để con cái chọn lựa. Điều này sẽ tạo cho trẻ quyền tự chủ trong phạm vi quy định của cha mẹ, để trẻ thể hiện tính độc lập, tình nguyện nghe theo kiến nghị của cha mẹ. Điều này khiến trẻ vui vẻ mà cha mẹ cũng hài lòng.

– Trẻ có lúc do muốn trổ tài mà trở thành ngoan cố, lúc này cha mẹ cần phải giữ thể diện cho trẻ. Nếu con gặp thất bại, không được cười nhạo bé, bằng không sẽ hoàn toàn ép trẻ đi đến chỗ không đường về của sự phản kháng.

– Khi trẻ đang chơi quá vui, nếu cha mẹ làm đứt đoạn hoặc yêu cầu trẻ làm những việc mà trẻ không thích, thì sẽ khiến cho trẻ chống đối cha mẹ.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều qua giai đoạn nổi loạn và phản kháng, do đó, việc trẻ sau này thay đổi tính tốt hay xấu đều phù thuộc vào cha mẹ của chúng có biết giúp con đi theo hướng tốt hay không? Dạy con ở tuổi như vậy khá cực nhưng chỉ cần bạn quan tâm bé, chăm sóc dinh dưỡng cho bé, hướng dẫn bé điều đúng đắn thì bé sẽ hiểu. Xem thêm nguồn dinh dưỡng tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago