Thói quen hay mút tay ở trẻ rất thường thấy. Nhiều cha mẹ cố gắng ngăn con có thói quen này nhưng họ không hiểu trẻ mút tay lại là biểu hiện của nhiều dạng tâm lý khác nhau ở trẻ em. Những giải thích sau sẽ giúp bạn hiểu lý do vì sao.
Khi bị áp lực quá lớn hoặc cảm thấy thiếu an toàn, trẻ dùng động tác mút ngón tay để làm giảm bớt sự lo lắng, thả lỏng tinh thần. Lâu dần, việc mút ngón tay trở thành thói quen. Thứ hai, phương pháp giáo dục không đúng nguyên nhân khiến cho trẻ không sửa được. Khi cha mẹ nhìn thấy trẻ mút ngón tay, cảm thấy rất sốt ruột, lập tức chỉ trích gay gắt, thậm chí lấy tay đánh con. Cha mẹ không nghĩ rằng, làm như vậy sẽ khiến cho trẻ càng thêm căng thắng và lo lắng, thậm chí nảy sinh tư tưởng chống đối, tật xấu này càng khó chữa.
1. Coi như không nhìn thấy:
Nếu không đặc biệt nghiêm trọng, cha mẹ có thể áp dụng thái độ lờ đi như không thấy. Cha mẹ nếu muốn khắc phục sự lo lắng, thì phải khống chế được hành vi và tâm trạng của mình.
2. Quan tâm và yêu thương:
Có khi trẻ mút ngón tay là do muốn người lớn chú ý đến mình, vì chúng rất ít được sự quan tâm của cha mẹ. Do đó, trước khi nổi giận, cha mẹ cần phải xem lại bản thân, hàng ngày đã quan tâm đầy đủ đến trẻ hay chưa? Có phải chỉ khi trẻ có hành vi xấu mới chú ý đến sự tồn tại của trẻ?
3. Làm cho trẻ bận cả hai tay:
Cha mẹ có thể nghĩ ra các cách để trẻ phải dùng cả hai tay, cho trẻ làm những việc hoặc chơi đùa mà cần dùng cả hai tay, như vậy thời gian trẻ mút tay sẽ giảm đi trông thấy, từ đó thói quen này có thể biến mất.
4. Khích lệ đúng lúc:
Nếu thấy trẻ không mút tay trong một khoảng thời gian, nên kịp thời khen trẻ. Lúc đầu thời gian yêu cầu ngắn, khoảng 10 phút, sau đó dần kéo dài thời gian, cho đến khi trẻ không mút ngón tay nữa.
5. Nhờ bác sĩ chuyên ngành giúp đỡ:
Thói quen mút ngón tay không sửa được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập, giao tiếp của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần nhờ các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ để trẻ từ bỏ thói quen xấu này.
Với những trẻ đã nghiện mút tay và hay ngậm đồ chơi, đồ vật, việc cai mút tay cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da bé sạch sẽ để tránh lây bệnh. Những đồ chơi hàng ngày và nơi vui chơi của trẻ cũng phải đảm bảo việc giữ vệ sinh thật tốt. Nếu những cố gắng trên của cha mẹ không giúp được gì cho trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Tham khảo thêm về cách nuôi dưỡng con tại đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…