Categories: Mẹ và Bé

Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành khi nào?

Một số phụ nữ cho rằng sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên một số khác thì có ý kiến ngược lại và cho rằng sản phẩm này không tốt cho mẹ bầu.

Vậy thực chất sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không? Mẹ bầu có nên uống dòng sữa này và trường hợp nào thì không nên sử dụng? Tất cả sẽ được bật mí ở bài viết này, các mẹ hãy cùng đọc qua để hiểu rõ hơn nhé!

1. Lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ bầu

Đối với phụ nữ mang thai, sữa đậu nành có những lợi ích vô cùng tuyệt vời sau đây:

– Cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh vì không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.

– Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành cùng hàm lượng protein, Riboflavin, vitamin A, D, B12 bằng với sữa bò. Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng sữa bò, biện pháp uống sữa thay thế chính là sữa đậu nành.

– Canxi trong sữa đậu nành ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cho mẹ bầu, đồng thời giúp hạn chế tình trạng loãng xương cho chị em phụ nữ khi mang thai.

– Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu tương rất giàu chất xơ sẽ giảm bớt triệu chứng táo bón cũng như kiểm soát lượng đường trong máu cho các bà bầu

Tuy nhiên, việc uống sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không cũng phải xét đến việc các mẹ có sử dụng dòng sữa này đúng cách chưa nữa. Bởi vì bản thân đậu nành có chứa isoflavone – một hoạt chất có trong hạt đậu tương. Hoạt chất này có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ. Nhiều người lo ngại estrogen trong đậu nành sẽ ảnh hưởng tới đến chức năng sinh sản của các bé trai như làm teo tinh hoàn, gây vô sinh. Mặc dù vậy nhưng hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh lo ngại trên là sự thật.

Do đó, cách tốt nhất khi sử dụng sữa đậu nành, mẹ bầu nên chú ý đến những vấn đề như:

– Liều lượng uống: 1 cốc sữa đậu nành chứa khoảng 50 mg isoflavone – một chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học khuyên rằng không nên bổ sung quá 100 mg isoflavone vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, thai phụ chỉ cần uống 1 cốc sữa đậu mỗi ngày là hợp lý. Uống đúng liều lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác, tránh bị đầy hơi, khó tiêu.

– Phải đun sôi sữa đậu nành khi uống: Việc này giúp loại bỏ các chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đề phòng mẹ bầu bị đau bụng, buồn nôn.

– Bà bầu không nên uống sữa đậu nành khi đói: Mẹ bầu nên ăn thức ăn nhẹ trước khi uống sữa đậu nành. Còn nếu uống khi đói thì các protein có lợi trong đậu nành sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hủy, mẹ bầu sẽ không hấp thu được các dưỡng chất này.

– Không dùng kết hợp sữa đậu nành với một số thực phẩm: như trứng (tạo ra chất kết tủa khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng); đường nâu (ảnh hương đến hệ tiêu hóa).

2. Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành khi nào?

Nếu chị em mang thai đang gặp các vấn đề sau đây thì không nên uống sữa đậu nành:

– Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi thêm nặng hơn.

– Chị em có các bệnh về đường tiêu hóa: Mẹ bầu thường bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không nên uống sữa đậu nành.

– Bị bệnh thận: Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận.

Trên đây là những thông tin bổ ích để mẹ bầu nào còn băn khoăn về lợi ích của sữa đậu nành sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm này.

*Bài viết liên quan:

Mẹ bầu nên uống sữa bầu khi nào?

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago