Categories: Mẹ và Bé

Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh: Chuyên mục nuôi trẻ sơ sinh từ sữa mẹ

Việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng với các bà mẹ đặc biệt là những mẹ mới sinh con lần đầu. Từ việc cung cấp lượng sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh cũng như những bí quyết để nuôi con bằng sữa mẹ tốt nhất vẫn là mối quan tâm của nhiều bà mẹ.

Có thể thấy sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì sao sữa mẹ lại tốt và nó tốt như thế nào thì có lẽ chúng ta vẫn chưa nắm hết. Vì vậy bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm rõ thắc mắc này.

Những lợi ích dành cho mẹ khi cho con bú mẹ hằng ngày

1. Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ ung thư

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách giúp giảm tới 25% nguy cơ ung thư ở mẹ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở phụ nữ sau sinh sẽ  tỷ lệ nghịch với tổng thời gian mẹ cho con bú trong suốt cuộc đời. Tức là số tháng mẹ cho con bú càng lớn thì nguy cơ ung thư càng nhỏ.

2. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có ích cho quá trình phục hồi sau sinh của mẹ

Sau khi sinh, các cơ quan sinh dục chưa về đúng trật tự, nhưng khi cho con bú mọi thứ sẽ cân bằng trở lại một cách bình thường. Cho bé bú ngay sau sinh kích thích tử cung của người mẹ sớm hoạt động trở lại.

Vì vậy, cho con bú càng sớm thì các hormone được điều chỉnh về trạng thái cân bằng càng nhanh, các mẹ sẽ ít bị chảy máu và tử cung trở lại hoạt động nhanh hơn.

3. Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu giảm loãng xương

Nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ không cho con bú có tỷ lệ loãng xương cao hơn 4 lần so với các mẹ cho con bú. Và giảm ngay nguy cơ bị gãy xương đùi trong giai đoạn tiền mãn kinh.

4. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Cho con bú chẳng những có ích cho cơ thể người mẹ mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc các bà mẹ cho con bú sẽ ít bị lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh hơn.

5. Nuôi con bằng sữa mẹ hỗ trợ giảm cân sau sinh

Một tháng sau khi cho con bú, vòng ba của mẹ giảm nhiều hơn và mỡ được đốt cháy nhanh hơn so với mẹ cho con bú bình. Mẹ cho con bú có xu hướng lấy lại vóc dáng như lúc trước khi mang thai nhanh chóng hơn.

6. Nuôi con bằng sữa mẹ chi phí thấp hơn

Cho con bú là hình thức nuôi con kinh tế nhất, giúp mẹ tiết kiệm khoản tiền đáng kể phải chi để mua sữa bột. Ngoài ra việc cho con bú mẹ cũng tiện lợi hơn và đảm bảo an toàn cho con hơn.

Có thể thấy chưa có công thức về loại sữa nào tốt cho bé mới sinh và mẹ như sữa mẹ. Và những lợi ích lớn nhất của trẻ khi được bú sữa mẹ có thể kể đến như sau.

Lợi ích của trẻ khi được nuôi bằng sữa mẹ

1. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch

Em bé mới sinh ra hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Các kháng thể trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ sơ sinh hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể nhanh hơn.

Đặc biệt là giai đoạn sáu tháng đầu, nếu được bú mẹ hoàn toàn, bé sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày. Vì tất cả các kháng thể tuyệt vời trong sữa mẹ giúp bé tạo lá chắn kháng thể với môi trường xung quanh nên bé sẽ ít bệnh vặt hơn.

2. Sữa mẹ giúp phát triển trí não của bé

Sữa mẹ phần nào sẽ kích thích trí thông minh cho trẻ, ít nhất là đến khi bé được 15 tuổi hoặc có thể kéo dài tới giai đoạn bé trưởng thành. Có được điều này là nhờ lượng axit béo giúp phát triển não (DHA) trong sữa và sự tương tác giữa mẹ và bé khi bé được bú sữa mẹ.

3. Việc bú mẹ có thể giúp bé cảm thấy vui thích

Một đứa trẻ hoàn toàn có thể bú tiếp ngay sau khi đã no mặc dù bầu sữa mẹ chưa kịp tái tạo. Tuy việc này không đem lại dinh dưỡng nhưng bù lại nó rất hiệu quả nếu bé bị kích động và cần phải làm dịu đi.

4. Bú sữa mẹ giúp bé phát triển cơ miệng

Các thiết kế khoa học dù có tốt đến đâu chăng nữa cũng không thể giúp trẻ luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng. Thế nhưng động tác bú sữa mje của trẻ sẽ đảm bảo việc phát triển khoang miệng và các vị trí để răng mọc sau này. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng ít bị sâu răng hơn trong giai đoạn về sau.

Có thể thấy lợi ích của sữa mẹ là như thế nào và các mẹ cũng biết sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh hơn rồi đúng không? Vậy trong sữa mẹ có gì mà mang lại nhiều lợi ích đến vậy?

Phân loại sữa mẹ

Sữa mẹ được biết đến như một nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, chất khoáng, bột đường,… cùng nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của trẻ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, sữa mẹ biến đổi theo từng giai đoạn. Và 3 giai đoạn sữa mẹ cần nắm như sau:

Sữa non: sản xuất trong giai đoạn cuối thai kỳ và khoảng 5 ngày đầu sau sinh. Dạng sữa cô đặc, chứa ít chất béo mà giàu protein. Bên cạnh đó, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi vi khuẩn có hại. Nhiều mẹ còn gọi đây là “sữa miễn dịch”.

Sữa chuyển tiếp: giai đoạn 5 – 14 ngày sau sinh. Giai đoạn gia tăng lượng sữa ở người mẹ. Thành phần dinh dưỡng cũng giống như sữa trưởng thành.

Sữa trưởng thành: được tiết ra khoảng 2 tuần sau khi sinh. Lượng protein đã giảm một nửa so với sữa non nhưng lại tăng về hàm lượng chất béo.

Ngoài ra dinh dưỡng trong sữa mẹ còn thay đổi theo mỗi cữ bú, theo thời tiết và theo cả giới tính của bé:

Nếu bé là con trai thì năng lượng trong sữa mẹ tăng khoảng 25% so với bé gái.

Sữa buổi sáng sẽ có nước nhiều hơn để cung giúp trẻ giảm cơn khát và sữa buổi tối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, sữa mẹ mang lợi nhiều lợi ích, không chỉ đối với trẻ mà còn tốt cho cả mẹ.

Tuy nhiên khi cho trẻ bú cũng sẽ gặp phải những tình huống khó khăn như trẻ bị nôn trớ, không chịu bú hoặc một số trường hợp khác. Vậy cách xử trí khi trẻ trớ sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh và mẹ cần lưu ý những gì?

Nhận biết những trường hợp bất thường và xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Không có loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh như sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nôn trớ do sữa mẹ cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu không có đủ kiến thức, có thể có nhiều hiểu nhầm gây hậu quả không tốt.

Khi cho trẻ ăn, tốt nhất bế trẻ lên, đặt trẻ nằm vào lòng mẹ, khi sữa ra mạnh, ngón ay trỏ và ngón tay cái của mẹ tách ra, kẹp chặt vú, đề phòng sữa ra quá mạnh. Những em bé dùng bình sữa phải dùng núm bình sữa có lỗ nhỏ (trẻ khoảng ba tháng tuổi, có thể thay núm bình sữa có lỗ trung bình). Nếu trong hai – ba tuần sau khi sinh trẻ trớ sữa càng ngày càng nặng, ăn xong mấy chục phút lại nôn thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Nếu trẻ nôn nhiều, có khi còn phun ra, trong chất nôn cục sữa, có dịch dạ dày màu xanh thì là hiện tượng trớ sữa nghiêm trọng, hoặc nếu các hiện tượng trên còn kèm theo sốt, tiêu chảy thì phải nghĩ tới khả năng trẻ bị viêm dạ dày hoặc viêm não, trẻ cần phải được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bốn việc cần phải chú ý sau khi trẻ nôn

1. Lập tức nâng cao phần trên cơ thể bé, nếu muốn đặt trẻ nằm xuống thì phải lấy khăn bông lót phía dưới, đồng thời vẫn phải nâng cao phần trên cơ thể bé. Nếu như khi đặt trẻ lại bị trớ sữa thì quay mặt trẻ sang một bên.

2. Sau khi trớ sữa, phải quan sát kỹ tình hình của bé, nếu sắc mặt bé sau khi nôn trở lại bình thường thì không có vấn đề gì.

3. Muốn bổ sung nước cho trẻ thì phải đợi sau khi trẻ nôn 30 phút, không cho trẻ uống nước luôn, vì như thế sẽ có thể kích thích đường ruột của bé, khiến bé lại nôn nữa. Sau 30 phút lấy thìa nhỏ bón cho bé từng chút một.

4. Sau khi trẻ nôn, đợi cho trạng thái của bé hồi phục trở lại, có thể bón sữa cho trẻ, tuy nhiên chỉ bón trong khoảng một nửa so với bình thường và các lần sau có thể tăng dần lên.

Nếu các ông bố bà mẹ thấy con mình trớ sữa không bình thường phải đưa con đến bác sĩ và có thể xem xét tới các hình huống tương quan sau đây.

Đưa đến bệnh viện ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện sau:

1. Sốt cao, tinh thần hoảng hốt.

2. Bộ dạng đờ đẫn, gọi không phản ứng.

3. Bị co giật.

4. Bụng đau, rên hừ hừ.

5. Cứ 10 – 30 phút lại khóc to một lần, đi ngoài ra phân màu đỏ sẫm.

6. Phân có màu trắng hoặc phân nhiều có màu.

7. Mỗi lần sau khi ăn sữa đều nôn như phun nước.

8. Nôn do đầu bị va đập.

9. Nôn không phải do ăn gây nên.

10. Liên tục nôn, không đi tiểu.

Năm biện pháp để tránh bé bị trào sữa

1. Thay tã cho trẻ trước khi cho ăn, sau khi ăn hạn chế di chuyển bé.

2. Áp dụng tư thế cho ăn thích hợp: Khi cho bé ăn sữa, để cơ thể bé ở trạng thái nghiêng khoảng 45 độ, sữa sẽ tự nhiên chảy vào dạ dày, như thế sẽ ít bị trớ sữa hơn cho bé ăn nằm.

3. Giúp bé ợ: Sau khi cho ăn, bế bé dựa thẳng trên vai mình, vỗ nhẹ vào lưng bé 2 – 3 phút, để bé ợ hơi đã mút vào khi uống sữa. Khi đặt bé lên giường nằm ngủ, đầu phải đặt cao, thân người nghiêng sang trái, ăn sữa xong nên nằm nghiêng một lúc, sau đó mới chuyển sang nằm ngửa.

4. Không nên cho trẻ ăn lượng sữa quá nhiều, cho ăn ít và chia làm nhiều bữa

Kết luận

Mẹ có thể biết được loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh hơn sau khi xem bài viết này và cũng đã biết rõ về thành phần và công dụng thực sự của sữa mẹ. Ngoài ra mẹ còn biết cách xử trí khi gặp những trường hợp

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago