Categories: Mẹ và Bé

Phương pháp chăm sóc bé sinh son đến từ xứ sở chuột túi

Xuất hiện ở Colombia vào năm 1979, phương pháp Kangaru Care đã giúp rất nhiều trẻ em sinh non hồi phục lại sức sống của mình. Vậy phương pháp “chuột túi” này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Phương pháp Kangaru Baby

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non rất yếu đuối, vì cơ thể của các con vẫn chưa phát triển toàn diện nên khó thích ứng với môi trường xung quanh mình. Phương pháp này được sinh ra với mục tiêu giúp đỡ nhiều trẻ em sinh non giành lại cuộc sống của mình dựa trên đặc tính đặc biệt của loài chuột túi đến từ nước Úc.

Kangaru nuôi con của mình trong túi để bảo vệ con khỏi những ảnh hưởng của môi trường xung quanh cho đến khi con đã phát triển đầy đủ để rời khỏi túi của mẹ. Từ ý tưởng đó, các em bé sơ sinh cũng sẽ được ấp trong lòng mẹ cho đến khi bé có thể thực sự mạnh mẽ và cứng cáp.

Lợi ích của phương pháp này mang lại

Với phương pháp này, em bé sẽ cảm thấy như mình vẫn còn nằm trong bụng mẹ, do đó sẽ luôn thấy an toàn và ấm áp, đây là điều kiện để giúp bé ngủ sâu và giữ cho nhiệt độ cơ thể mình luôn ở trạng thái tốt. Đồng thời, nhịp tim và oxy cũng được duy trì ổn định. Không chỉ được mẹ ấp, cha hay những người thân khác cũng có thể thay mẹ thực hiện phương pháp này. Điều đó vừa có lợi ích giúp mẹ có thời gian thư giãn, vừa tạo được mối liên hệ mật thiết giữa các thành viên trong gia đình với con.

Cách thực hiện

Khi thực hiện phương pháp này, người mẹ sẽ tự mình trở thành một lồng ấp tự nhiên trong suốt một ngày.

Đầu tiên, mẹ hãy di chuyển một tay đặt dưới cổ và lưng, tay khác hỗ trợ đỡ phần mông của con. Tư thế lúc này của con sẽ giống như chú ếch nằm sấp giữa ngực mẹ, xoay mặt sang một bên, cả người dựa vào mẹ yêu. Chú ý không để bé gập cổ xuống và bị cản trở đường thở nhé.

Mẹ sẽ quấn con trong một cái khăn hoặc sử dụng chiếc áo có độ đàn hồi tốt để địu cơ thể con. Phần trên của áo sẽ được kéo lên ngang vai, phần dưới phủ cả 2 chân. Sau cùng là đội thêm nón, mang vớ và mặc tã để giữ ấm cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên xoa bóp cho em bé. Khi thực hiện, nên massage nhẹ nhàng, từ từ, sau đó tăng cường độ và kéo dài lâu hơn. Mẹ nên quan sát thái độ của con khi đó, nếu bé khóc thì nên dừng lại ngay. Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng dầu oliu, dầu em bé, dầu dừa …. để làm giảm ma sát trên da bé. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không xoa bóp vùng bụng khi con vừa ăn no vì sẽ dễ khiến bé trào ngược sữa ra ngoài.

Trong thời gian này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con, nếu trẻ còn quá nhỏ (dưới 32 tuần), thì mẹ sẽ phải cho con bú thông qua ống dạ dày.

Sau khi xuất viện, mẹ vẫn nên tiếp tục nuôi con bằng phương pháp này cho đến khi bé đạt 40 tuần tuổi. Phòng của con cũng cần phải mát mẻ, tránh gió và bé cần được tắm nắng mỗi ngày vào thời điểm trước 8 giờ sáng.

Ở những đứa trẻ bình thường, mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này nhằm giúp bé ngủ ngon, tăng cân nhanh và hệ miễn dịch cũng phát triển tốt hơn. Nhưng mẹ không cần phải ấp ủ 24 giờ một ngày mà chỉ cần vài giờ đồng hồ thôi là đủ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

11 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

11 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

12 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago