Categories: Mẹ và Bé

Pha sữa sai cách là vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Tại sao các nhà sản xuất phải ghi hướng dẫn chi tiết từng bước pha sữa cho bé uống mà không để cho bố mẹ tự pha theo ý của mình? Nếu không theo hướng dẫn có nguy hiểm cho trẻ không?

Thực chất vì cơ thể trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chậm, mà các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng về quá trình trao đổi chất cũng như khả năng tiêu hóa của bé trong từng thời kỳ. Do đó, những bước đong bột, đổ nước ghi trên nhãn hộp đều được họ thí nghiệm thử qua mới có được kết quả như vậy. Chính vì thế, bố mẹ hãy tuân thủ đúng từng bước một để có 1 bình sữa chuẩn mực cho bé uống.

Thế nhưng, có những người nghĩ đơn giản là sữa bột cho trẻ cũng giống như sữa khác, pha như thế nào cũng được, thế là họ thêm hoặc bớt tùy ý rồi vô tư cho bé uống mà không biết rằng làm như vậy khiến thành ruột của bé bị tổn thương.

5 sai lầm không đáng có khi pha sữa sai cách.

1. Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa:

  • Pha nước quá nóng làm hủy đi những vi chất dinh dưỡng trong sữa bột có lợi cho bé.
  • Pha nước quá nguội làm sữa bột không tan hết, bé uống vào không tiêu hóa hết được.
  • Khắc phục: Nhiệt độ phù hợp để pha sữa cho bé là 40 – 70 độ, có thể dùng nhiệt kế để đo chính xác hơn.

2. Pha sữa với nước trái cây hoặc nước khoáng:

  • Khi kết hợp pha sữa với nước trái cây, chất casein có trong protein của sữa dẫn đến dẫn đến hiện tượng kết tủa nhanh chóng, làm biến chất protein có trong sữa làm cho trẻ khó hấp thu, khó tiêu hóa hơn rất nhiều.
  • Khắc phục: Chỉ nên pha với nước nóng đun tại nhà.

3. Hâm nóng lại sữa đã nguội:

  • Nhiều bố mẹ vì để tiết kiệm thời gian thường pha sữa trước đợi khi nào bé đói thì cho uống hoặc bé uống còn thừa vì tiếc sữa không bỏ mà hâm lại bằng lò vi sóng cho bé uống tiếp. Việc hâm đi hâm lại sữa sẽ khiến cấu trúc trong sữa công thức bị biến đổi thành 1 dạng chất không tốt khác, đồng thời lượng sữa thừa cũng chứa vi khuẩn có hại cho bé.
  • Khắc phục: Không nên pha sữa trước khi con đói, nếu lỡ pha mà sữa nguội hãy ngâm trong xô nước nóng và thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay bạn. Còn sữa thừa hãy đem đổ và pha sữa mới.

4. Pha sữa với nước cháo loãng:

  • Mẹ nghĩ pha sữa bột với cháo có thể kết hợp nhiều chất dinh dưỡng cho bé nhưng không. Vì trong sữa có Vitamin A, còn trong cháo loãng có chất lipoxidase, chất này phá hủy Vitamin A. Đồng thời, trong cháo có tinh bột, khiến cho trẻ khó hấp thu canxi.
  • Khắc phục: Nấu cháo và sữa riêng biệt. Cần chia khẩu phần cháo với sữa hợp lý.

5. Lắc sữa quá mạnh:

  • Cứ nghĩ lắc sữa làm cho sữa tan nhanh. Tuy nhiên, khi lắc sữa như vậy sẽ tạo ra bọt khí bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống sữa có nhiều bọt khí như vậy khiến trẻ bị trớ, đầy hơi và nấc.
  • Khác phục: Chỉ nên dùng thìa sạch khuấy cho tan hết bột sữa.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago