Categories: Mẹ và Bé

Nôn trớ và cách xử lý nôn trớ ở trẻ

Nôn trở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ thường đa dạng nhưng chung quy lại có 2 loại nôn trớ là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.

Để hiểu rõ hơn về 2 biểu hiện nôn trớ này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phân biệt các loại nôn trớ ở trẻ

– Nôn trớ sinh lý (nôn trớ bình thường): đây là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng, triệu chứng này rất hay xảy ra ở trẻ. Số lần nôn trớ khá ít và trẻ sẽ tự khỏi khi lớn lên. Nên ba mẹ cũng phần nào yên tâm.

– Nôn trớ bệnh lý (nôn trớ bất thường): hiện tượng này thường xảy ra khi bé vặn người hoặc thậm chí cả khi bé không bú cũng bị ọc sữa. Sữa bị trớ ra thường vón cục và khiến bé sợ hãi, quấy khóc không ngừng. Một số bệnh lý nghiêm trọng còn khiến cho tình trạng nôn trớ kèm máu hoặc sốt phát ban, co giật, v.v…. rất nguy hiểm và cần có sự can thiệp của bác sĩ.

2. Làm thế nào để xử lý nôn trớ ở trẻ

Nếu bé đang nằm và có biểu hiện nôn trớ thì ngay lập tức ba mẹ phải đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm. Sau khi bé nôn xong, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín để chống mất nước cho trẻ. Lưu ý: khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sẽ khiến bé bị nôn tiếp tục, nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.

Nếu sau khi uống nước mà bé vẫn trớ thì ba mẹ có thể sử dụng nước đường cho bé uống và cứ cách 30 phút thì cho bé vài muỗng nhỏ.

Khi bé đã ngừng nôn trớ sau 12 giờ thì có thể cho bé bú như bình thường nhưng vẫn nên cho bú ít hơn, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, vẫn cho bé uống nhiều nước. Cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chọn loại binh thường bé thích ăn và dễ ăn với bé.

Đừng tự ý mua cho con dùng loại thuốc chống nôn trớ nào khi chưa cho con đi khám và được bác sĩ kê đơn. Nhất là với các bé dưới 6 tháng tuổi sẽ rất nguy hiểm.

Khi trẻ nôn trớ, mẹ nên xem con có bị sốt hay đi phân lỏng, tiêu chảy, ho, hay sổ mũi, phát ban, …, kèm theo không. Nếu có là bé nôn trớ do một bệnh lý nào đó, khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra nôn trớ.

Đa số trẻ nôn trớ là do ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, do cơ thể bé không dung nạp được thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung khi bé ăn dặm quá sớm, hoặc khi trẻ ăn các loại thức ăn mới lạ, ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.

Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn chơi bình thường, thì đó là do cách ăn uống chưa hợp lý ở trẻ, không do bệnh lý, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Và mẹ cần phải điều chỉnh cách cho ăn.

Mẹ nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi, chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng nôn trớ khi ấy và bé càng quấy khóc nhiều hơn.

Trường hợp trẻ bị sặc, đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật, chất nôn sẽ được tống ra. Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến bệnh viện.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago