Categories: Mẹ và Bé

Những triệu chứng khác đi kèm với những trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Tình trạng trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa dường như đã không còn xa lạ đối với những phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên để bé ọc sữa quá nhiều. Dưới đây là một số lưu ý dành cho những phụ huynh có con nhỏ hay bị ọc sữa.

Hãy cùng tìm hiểu những biểu hiện đi kèm khi trẻ bị ọc sữa cũng như những bệnh lý thường gặp trong giai đoạn này nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng đa phần trẻ bị ọc sữa là do sinh lý bình thường như:

– Tư thế bế trẻ không đúng cách: Việc ba mẹ bế con không đúng cách trong lúc cho bú cũng là ngyên nhân gây ọc sữa ở trẻ, chưa kể là sau khi bú nhiều phụ huynh còn bồng ẵm bé mạnh tay, rung lắc hoặc để bé nằm ngủ ngay. Điều này dẫn đến tinh trạng trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa.

– Để bé bú trong môi trường nhiều tiếng ồn: sự ồn ào sẽ khiến bé mất tập trung trong khi bú, các cử bú kéo dài sẽ khiến con nuốt 1 lượng hơi vào dạ dày gây căng dạ dày. Ngoài ra, khi bú tuyệt đối không nên chọc giỡn con, sẽ gây sặc sữa nôn trớ ở trẻ rất nguy hiểm.

Bên cạnh ọc sữa do sinh lý, trẻ còn ọc sữa vì các bệnh lý như:

– Trào ngược dạ dày thực quản: đó là khi số lần nôn trớ của con tăng nhiều và dù làm mọi cách thì ba mẹ cũng khó mà hạn chế được tình trạng này ở trẻ. Lúc này, ba mẹ phải đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời trước khi xảy ra những biến chứng khó lường khác.

– Dị tật dạ dày như hẹp môn vị: khiến sữa không thể trơn tru đi theo vòng tuần hoàn tiêu hóa, nên sữa sẽ bị trào ngược lên miệng gây ra hiện tượng ọc sữa ở trẻ.

Khi trẻ ọc sữa, trẻ sẽ thường quấy khóc và mệt lã nên lúc này ba mẹ không nên cho trẻ bú lại ngay mà phải vệ sinh khoang miệng cho bé trước để bé lấy lại vị giác, khoảng 30 phút – 1 tiếng sau mới nên cho trẻ bú lại.

2. Phương pháp 5S giúp trấn an trẻ bị ọc sữa

– Swaddling (Quấn)

– Side/Stomach (Nằm nghiêng hoặc nằm sấp)

– Sucking (Bú ti)

– Shhhh (Một chút âm thanh)

– Swinging (Đung đưa)

3. Những bệnh lý đi kèm ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Táo bón:

Ngoài ọc sữa thì trẻ sơ sinh là giai đoạn mà các bệnh tật dễ xâm nhập nhất. Dưới đây là một vài chia sẻ về chứng táo bón hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với kiểu táo bón mà đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà vẫn không thể làm thuyên giảm hoặc trị dứt thì nên nghĩ đến những vấn đề khác như dị ứng thực phẩm (ví dụ dị ứng protein trong sữa bò), hậu môn hẹp hoặc kết tràng xích ma quá dài hoặc các vấn đề có liên quan khác.

Kết tràng xích ma quá dài hoặc hậu môn hẹp khiến cho phân bị tích trữ trong ruột một thời gian dài, thành phần nước trong phân bị hấp thu ngược trở lại. Khoảng cách giữa các lần đại tiện dài mà phân không khô, là do chức năng hấp thu của ruột tốt, lượng phân ít, đường ruột phát triển chưa hoàn thiện…

– Viêm ruột:

Sau viêm ruột, trẻ bị mất nước do tiêu chảy, dẫn đến hiện tượng sụt cân. Nhưng hiện tượng sụt cân do mất nước cấp tính chỉ là tạm thời, sẽ được khắc phục ngay sau khi cơ thể được bổ sung đủ nước. Tiêu chảy mạn tính gây ra tổn thương ở đường ruột, ngoài việc mất rất nhiều nước và chất điện giải, còn ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng. Phương pháp điều trị nhanh nhất chính là sử dụng sữa công thức thủy phân hoàn toàn và Probiotic, nếu chỉ bù nước thì không thể có được hiệu quả lý tưởng.

Sau viêm ruột, trẻ thường xuất hiện tiêu chảy ngay sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa, đó là tiêu chảy do không dung nạp Lactose. Lactose là thành phần carbohydrate chủ yếu trong sữa, sau khi được men Lactase ở niêm mạc ruột non phân giải, được hấp thu vào máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tiêu chảy khiến cho bề mặt niêm mạc ruột non bị tổn thương, làm giảm bớt men Lactase, nên Lactose không được phân giải, tạo thành chứng tiêu chảy thứ cấp. Ngừng sử dụng các chế phẩm từ sữa, chuyển sang sữa công thức không chứa Lactose trong hai tuần sẽ có chuyển biến tốt, sau khi bệnh chuyển biến tốt, sự tăng trưởng của trẻ cũng được hồi phục.

Viêm dạ dàỵ ruột là do virus gây ra. Khi trẻ sốt, nên chú ý giữ nhiệt độ cơ thể không vượt quá 38.5°c.

Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa công thức không chứa Lactose.

Nhanh chóng đưa mẫu phân đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38.5°c, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Dự phòng mất nước, cho trẻ uống nước đường muối pha loãng, uống làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ.

Nếu trong vòng bốn tiếng trẻ không đi tiểu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện truyền dịch.

Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ có thêm những kiến thức về sức khỏe và cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những kiến thức và kinh nghiệm khác về các bệnh thường gặp ở trẻ và có thêm những cẩm nang bỏ túi thật hữu ích nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago