Sợ tiếng sấm chớp, sợ phải gặp bác sĩ hoặc sợ bóng tối,…là những phản ứng bình thường của trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua nỗi sợ này? Các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Trẻ sợ sấm, chớp có thể do hai nguyên nhân sau: một là trẻ không rõ lý lẽ khoa học của việc hình thành sấm. Hai là khi trẻ thiếu sự hiểu biết, người lớn thường dùng sấm chớp loé sáng để doạ trẻ.
Cha mẹ phải giảng giải cho trẻ hiểu những kiến thức có liên quan đến sấm chớp. Phải giải quyết vấn đề sợ sấm chớp của trẻ, thực ra chỉ cần để trẻ làm rõ sự hiểu biết của hiện tượng tự nhiên sinh ra tiếng sấm là có thể xoá bỏ cảm giác sợ hãi của trẻ. Cha mẹ còn có thể hướng dẫn thêm cho trẻ rằng khi có sấm chớp, trước khi nghe thấy tiếng sấm thì ta nhìn thấy tia chớp trước. Sau khi để trẻ nghe, quan sát, thì đưa ra đáp án khẳng định: Tia chớp xuất hiện trước, đồng thời nói cho trẻ biết tốc độ của tia sáng là gấp mấy lần so với tốc độ của âm thanh, cho nên chúng ta vẫn nhìn thấy tia chớp trước, sau đó mới nghe thấy tiếng sấm.
Người lớn giảng giải cho trẻ nguyên nhân của sấm chớp không những chỉ giúp trẻ hiểu được kiến thức khoa học, xoá đi tâm lý sợ hãi, mà còn làm tăng thêm hứng thú đối với thế giới tự nhiên của trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê khám phá về thể giới tự nhiên.
Trẻ ốm phải đi bệnh viện khám, nhưng có một số trẻ không muốn phối hợp với người lớn, sợ khám bệnh. Nhiều cha mẹ rất lo lắng về vấn đề này. Sợ khám bệnh, thực chất là sợ tiêm, sợ uống thuốc. Tình trạng này, thường là do đã từng trải qua hoặc nghe người khác nói về việc uống thuốc và tiêm. Do vậy, người lớn phải chú ý giáo dục trẻ, để chúng hiểu rằng ốm là phải đi khám bệnh. Tiêm và uống thuốc là phương pháp cần thiết để chữa bệnh. Không dùng những biện pháp này để doạ trẻ, khiến trẻ sợ bác sĩ.
Cha mẹ hãy nêu cho con một hình tượng dũng cảm như nhò một đứa trẻ đã từng khám bệnh rất dũng cảm thuyết phục, hoặc kể một câu chuyện sống động khiến cho mọi người kính phục, làm cho trẻ cảm tình, trẻ sẽ đắm mình vào trong câu chuyện, nảy sinh mong muốn học tập và bắt chước những hình tượng này, từ đó có thể xoá bỏ tâm lý sợ khám bệnh hoặc giảm xuống ở mức thấp nhất, khuyến khích trẻ tự mình thể hiện hành vi bắt chước. Trong tình trạng này, rất nhiều trẻ chịu để cho bác sĩ chữa trị, chịu được sự đau đớn của việc tiêm và uống thuốc.
Cha mẹ có thể dùng cách nói kháy hoặc khêu gợi làm cho trẻ tự giác khắc phục tâm lý sợ hãi. Trẻ có tâm lý hiếu thắng mạnh, nghe thấy mẹ nói vậy sẽ đồng ý để cho bác sĩ chữa bệnh.
Cha mẹ có thể lợi dụng sự ngây thơ của trẻ làm cho sự chú ý của trẻ tập trung vào nơi khác. Có thể đưa trẻ vào khám bệnh, sau đó xem sách, chơi búp bê… như vậy sự chú ý của chúng sẽ tập trung vào việc lựa chọn sách hoặc búp bê, việc khám bệnh vô hình trở nên dễ dàng.
Đưa con đi bệnh viện khám bệnh không nhất thiết phải nhiều người đi cùng, như vậy sẽ tạo áp lực tâm lý cho trẻ, cho rằng khám bệnh là một việc lón. Thực ra, ốm mà không đi khám mới là đáng sợ nhất. Nếu như bắt ép trẻ tiêm và uống thuốc, sẽ càng tạo thêm sự sợ hãi đối với trẻ, làm cho trẻ sợ bác sĩ.
Trẻ con có tâm lý yếu, dễ sợ hãi, bé luôn cần được bảo bọc. Do đó, cha mẹ có nhiệm vụ giải thích cho bé để giúp bé mạnh mẽ hơn, thoát khỏi nỗi sợ hãi. Tìm hiểu thêm ở đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…