Categories: Mẹ và Bé

Những nguyên tắc vàng khi cho trẻ ăn dặm

Làm thế nào để trẻ có một khởi đầu tốt đẹp cho quá trình ăn dặm? Việc cho bé ăn dặm không đúng cách dễ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Bởi ăn dặm không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn mở màn cho quá trình thưởng thức mùi vị của bé.

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Thời gian nào để bắt đầu cho trẻ ăn dặm cũng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ đấy mẹ nhé. Việc mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) là không hợp lý bởi giai đoạn này cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) thì trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng. Bởi trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của trẻ, trẻ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng nếu không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Thời điểm thích hợp để cho trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 4 – 6 tháng.

Ăn từ từ từng ít một

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn nhiều mà nên áp dụng theo nguyên tắc ăn dần dần, từng ít một, từ thức ăn mềm, nhão đến đặc và cứng dần. Không nên cho trẻ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, nhưng khi trẻ đã quen dần với việc ăn dặm thì mẹ nên tăng số lượng thức ăn cho bé, thức ăn cũng thay đổi dần về độ cứng, mềm để trẻ làm quen dần với việc tập nhai.

Thức ăn của trẻ cần phù hợp với từng giai đoạn

Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ nên thay đổi thức ăn cho bé. Mẹ nên lưu ý đến các giai đoạn sau đây:

– Giai đoạn ăn bột:

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi (có bé bắt đầu từ 4 tháng tuổi), mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ngoài ra mẹ có thể tự nấu bột cho bé nhưng cần chú ý đến nguyên liệu và cách chế biến để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đảm bảo vệ sinh cho bé.

– Giai đoạn ăn cháo:

Khi bé được 9 – 10 tháng (có bé sớm hơn từ khoảng 8 tháng tuổi), lượng thức ăn của bé tăng dần, bé cũng đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn cháo. Mẹ lưu ý khi nấu cháo cho bé không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ để trong tủ lạnh và cho bé ăn dần. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt.

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.

– Giai đoạn ăn cơm:

Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai để bé không bị hóc cọng rau.Ăn dặm thực sự là bước khởi đầu quan trọng trong tiến trình ăn uống của bé.

Vậy nên để bé phát triển tốt, để việc ăn uống sau này của bé sau này diễn ra thuận lợi hơn, mẹ nên chú ý đến việc ăn dặm của bé nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago