Nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít thì nên đi khám vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tật. Còn nếu mẹ bầu đang tăng cân mà sụt cân bất thường thì đây là dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần nhanh chóng đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Trong sáu tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng trung bình 0.5 kg/tuần. Hoặc có một số mẹ tăng kí thấp hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo bé trong bụng vẫn khỏe mạnh.
Do đó, nếu mẹ bầu đang tăng cân đều và bé đang khỏe mạnh mà bỗng dưng có tình trạng giảm cân đột ngột thì đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, mẹ bầu cần phải đề phòng. Điều này chứng tỏ mẹ bầu đã mắc những chứng bệnh về ung thư hay tiểu đường.
Vì vậy, ngoài việc xem lại chế độ dinh dưỡng của mình thì mẹ nên đến ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục và điều trị.
Đối với những mẹ sụt cân trong 3 tháng đầu thì đây chưa phải là dấu hiệu đáng lo ngại.
Trong suốt thai kỳ mẹ bầu có thể tăng từ 9 đến 12kg. Thế nhưng cân nặng của mẹ bầu thường tăng nhanh hơn vào giữa và cuối thai kỳ.
Trong ba tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường tăng khoảng 2 kg. Trong trường hợp nếu mẹ bầu nghén nặng, chán ăn và nôn ói nhiều có thể khiến cho cân nặng không tăng đến mức này mà có thể sụt giảm nhẹ. Lúc này mẹ bầu chỉ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe tốt hơn, không cần phải quá lo lắng.
Việc sụt cân trong 3 tháng đầu của mẹ bầu cũng không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi vì dinh dưỡng từ túi noãn hoàng cũng đã đủ cho sự phát triển của bé. Nếu mẹ bầu thăm khám định kỳ và thấy bé trong bụng vẫn phát triển bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm.
Nếu một số mẹ vẫn còn thấy lo lắng về việc sụt cân của mình trong 3 tháng đầu thì lời khuyên từ các chuyên gia là nên uống 2 ly sữa bầu hằng ngày vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho mình lẫn cho bé.
Lưu ý: trong thời gian này, nếu mẹ bầu đang béo phì thì lời khuyên là không nên để tăng cân.
Ngoài trường hợp sụt cân trong ba tháng đầu thì các biến động giảm cân khác mẹ bầu đều nên đến bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Những trường hợp cần đến bác sĩ như tăng cân quá ít trong hai quý sau của thai kỳ ( dưới 1kg/tháng) hoặc sụt cân quá nhiều ( trên 0,5kg/tháng) hay tăng cân quá nhiều (trên 3kg/tháng).
Ngoài ra biến động cân nặng đi kèm với các triệu chứng như: mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn… cũng là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe mẹ bầu đang gặp vấn đề cần được điều trị.
Sụt cân trong 3 tháng đầu mang thai là điều không đáng lo ngại nhưng nếu mẹ sụt đột ngột hoặc sụt cân trong suốt gần 9 tháng mang thai thì vô cùng nguy hiểm, chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho bé mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn ngay bây giờ.
Có thể tham khảo thêm tại đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…